Bài 6. Tính theo phương trình hóa học trang 32, 33, 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo

Khi sản xuất một lượng chất nào đó trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng chất tham gia, người ta có thể tính được lượng sản phẩm tạo thành. Làm thế nào để tính được lượng chất đã tham gia hay sản phẩm tạo thành theo phương trình hóa học?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 32 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 32 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Khi sản xuất một lượng chất nào đó trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng chất tham gia, người ta có thể tính được lượng sản phẩm tạo thành. Làm thế nào để tính được lượng chất đã tham gia hay sản phẩm tạo thành theo phương trình hóa học?

Phương pháp giải:

Dựa vào phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết:

Sử dụng số mol của chất, dựa vào phương trình để tính các lượng chất khác.

Câu hỏi tr 32 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 32 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Các chất sau phản ứng trong các thí nghiệm (1), (2) và (3) gồm những chất nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết:

Chất sau sản phẩm của thí nghiệm (1), (2) và (3) lần lượt là: HCl; HCl, H2; HCl, Cl2.

Câu hỏi tr 32 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 32 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Trong Thí nghiệm (2) và (3), chất nào là chất thiếu và chất nào là chất dư?

Phương pháp giải:

Chất thiếu là chất đã phản ứng hết trong phương trình

Chất dư là chất còn dư sảu phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm (2):

Chất thiếu: Cl2

Chất dư: H2

Thí nghiệm (3)

Chất thiếu: H2

Chất dư: Cl2.

Câu hỏi tr 32 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 32 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Phản ứng nào xảy ra vừa đủ trong các thí nghiệm (1), (2) và (3)?

Phương pháp giải:

Các chất tham gia không còn dư sau phản ứng thì phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm (1) là phản ứng xảy ra vừa đủ.

Câu hỏi tr 32 CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 32 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Sản phẩm tạo thành trong 3 thí nghiệm (Bảng 6.1) là chất nào? Để xác định lượng sản phẩm tạo thành cần dựa vào lượng chất thiếu hay chất dư?

Phương pháp giải:

Dựa vào Bảng 6.1

 

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm tạo thành trong 3 thí nghiệm là HCl.

Để xác định lượng sản phẩm tạo thành cần dựa vào lượng chất thiếu.

Câu hỏi tr 33 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 33 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Để tính được khối lượng vôi sống thu được sau khi nung ta thực hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào số mol của chất thiếu để xác định lượng chất.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 33 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 33 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Hãy trình bày cách tính thể tích khí chlorine đã tham gia phản ứng ở Ví dụ 2.

Phương pháp giải:

Dựa vào cách tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 33 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 33 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phosphorus trong khí oxygen. Hãy tính thể tích khí oxygen (đkc) và khối lượng sản phẩm tạo thành theo phản ứng: 4P + 5O2 \( \to \)2P2O5.

Phương pháp giải:

Dựa vào các bước tính khối lượng chất.

Lời giải chi tiết:

n P = \(\frac{{6,2}}{{31}} = 0,2mol\)

4P + 5O2 \( \to \)2P2O5.

Theo phương trình hóa học: n O2 = \(\frac{{{n_P} \times 5}}{4} = \frac{{0,2 \times 5}}{4} = 0,25mol\)

V O2 (đkc) = 0,25 .24,79 = 6,1975 lít

Câu hỏi tr 34 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 34 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về khối lượng thực tế và khối lượng lí thuyết thu được của ammonia.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Khối lượng thực tế thu được của ammonia ít hơn khối lượng lí thuyết.

Câu hỏi tr 34 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 34 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Để tính được hiệu suất phản ứng ta cần biết những thông tin gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Để tính được hiệu suất phản ứng ta cần biết lượng sản phẩm thực tế và lượng sản phẩm lí thuyết.

Câu hỏi tr 34 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 34 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Cho 0,50 mol khí hydrogen tác dụng với 0,45 mol hơi iodine thu được 0,60 mol khí hydrogen iodide. Tính hiệu suất phản ứng.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hóa học: H2 + I2 \( \to \)2HI

Theo phản ứng: n H2 > n I2 \( \to \)Chất hết là I2.

n HI lí thuyết là: 0,45.2 = 0,9 mol

H% = \(\frac{{{n_{TT}}}}{{{n_{LT}}}}.100\%  = \frac{{0,6}}{{0,9}}.100\%  = 66,67\% \)

Câu hỏi tr 34 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 34 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Ban đầu nhà sản xuất dự tính thu được 80 tấn vôi sống CaO từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3), tuy nhiên khối lượng thu được chỉ đạt 25 tấn CaO. Phản ứng đã cho đạt hiệu suất là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Hiệu suất của phản ứng là:

Áp dụng:

 

H%  \( = \frac{{25}}{{80}}.100\%  = 31,25\% \)

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close