Bài 44. Hệ sinh dục ở người và bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên trang 190, 191, 192 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạoLàm mẹ là một “thiên chức” thiêng liêng, cao cả và đầy sự hi sinh của người phụ nữ. Vì sao phụ nữ có thể thực hiện được “thiên chức” đó? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 190 MĐ Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 190 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Làm mẹ là một “thiên chức” thiêng liêng, cao cả và đầy sự hi sinh của người phụ nữ. Vì sao phụ nữ có thể thực hiện được “thiên chức” đó? Phương pháp giải: Làm mẹ là một “thiên chức” thiêng liêng, cao cả và đầy sự hi sinh của người phụ nữ. Lời giải chi tiết: Người phụ nữ có thể thực hiện được “thiên chức” làm mẹ là nhờ có hệ sinh dục nữ gồm các bộ phận: buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, tử cung, tuyến tiền đình, ống dẫn nước tiểu, âm đạo giúp thực hiện các chức năng sản xuất trứng, là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng. CH tr 190 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 190 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Chức năng của hệ sinh dục nam và nữ có gì khác nhau? Phương pháp giải: Lý thuyết hệ sinh dục. Lời giải chi tiết: Sự khác nhau giữa chức năng của hệ sinh dục nam và nữ: - Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh tinh trùng. - Hệ sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng. CH tr 190 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 190 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 44.1, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.1.
Phương pháp giải: Quan sát Hình 44.1 và Bảng 44.1 Lời giải chi tiết:
CH tr 191 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 191 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 44.2, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.2.
Phương pháp giải: Quan sát Hình 44.2 và Bảng 44.2 Lời giải chi tiết:
CH tr 192 CH Trả lời câu hỏi trang 192 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 44.3 và 44.4, hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra sẽ gây nên hiện tượng gì? Phương pháp giải: Quan sát Hình 44.3 và 44.4. Lời giải chi tiết: - Phân biệt thụ tinh và thụ thai:
- Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, thể vàng sẽ bị thoái hóa dần làm cho lớp niêm mạc tử cung bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy gây nên hiện tượng kinh nguyệt. CH tr 192 LT Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 192 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Dựa vào Hình 44.3 và 44.4, cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. Phương pháp giải: Dựa vào Hình 44.3 và 44.4 Lời giải chi tiết: - Những điều kiện cần cho sự thụ tinh: Trứng phải gặp được tinh trùng ở thời điểm nhất định. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng. - Những điều kiện cần cho sự thụ thai: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung. CH tr 193 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 193 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 44.5, hãy mô tả sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt. Phương pháp giải: Quan sát Hình 44.5. Lời giải chi tiết: Sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt: - Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 6 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần. - Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung dần dày, xốp và phát triển nhiều mạch máu dần lên → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào gần cuối của chu kì. CH tr 193 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 193 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Trứng rụng vào giai đoạn nào của chu kì kinh nguyệt? Phương pháp giải: Lý thuyết về chu kì kinh nguyệt. Lời giải chi tiết: Trứng rụng vào khoảng giai đoạn giữa của chu kì kinh nguyệt (thường diễn ra vào ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt). CH tr 194 VD 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Dựa vào Hình 44.5, cho biết nếu sử dụng thuốc tránh thai thì có xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không. Giải thích. Phương pháp giải: Dựa vào Hình 44.5 Lời giải chi tiết: Nếu sử dụng thuốc tránh thai thì có thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm lượng máu trong chu kì hoặc không có kinh nguyệt. Vì thuốc tránh thai có tác dụng ngăn cản quá trình chín và rụng trứng, khi trứng không rụng thì sẽ không có sự biến đổi nồng độ các hormone theo chu kì dẫn đến không có kinh nguyệt xảy ra. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai lâu dài làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể, làm dày chất nhầy cổ tử cung hoặc làm mỏng niêm mạc tử cung, dẫn đến thay đổi chu kì hoặc giảm thiểu lượng máu trong chu kì kinh nguyệt. CH tr 194 LT Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Kể thêm một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục mà em biết. Phương pháp giải: Kể tên một số bệnh mà em biết. Lời giải chi tiết: Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Bệnh herpes sinh dục, sùi mào gà, u nhú sinh dục, viêm âm đạo, bệnh chlamydia, mụn rộp sinh dục,… CH tr 194 VD 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Đề xuất các biện pháp phòng tránh một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục bằng cách hoàn thành Bảng 44.3. Phương pháp giải: Dựa vào bảng 44.3 Lời giải chi tiết:
CH tr 195 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 195 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Phương pháp giải: Lý thuyết ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Lời giải chi tiết: Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc duy trì nòi giống, sức khỏe tâm sinh lí và sự phát triển nhân cách ở tuổi vị thành niên, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. CH tr 195 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 195 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Trong các biện pháp bảo vệ hệ sinh dục, em đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe bản thân? Phương pháp giải: Học sinh tự nêu các biện pháp của bản thân. Lời giải chi tiết: Để bảo vệ hệ sinh dục và sức khỏe bản thân, em đã thực hiện các biện pháp sau: - Vệ sinh cá nhân: vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm. - Trong sinh hoạt và lao động: Sử dụng quần lót được làm bằng vải mềm, có khả năng thấm nước; thay giặt khăn, quần áo hằng ngày bằng xà phòng và phơi ở nơi khô thoáng, sạch sẽ; không mặc các loại quần bó sát người; tránh hoạt động quá mạnh, tránh sự va chạm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây tổn thương hệ sinh dục. - Có lối sống lành mạnh: giữ tinh thần thoải mái, rèn luyện thể dục, thể thao; không quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành; tránh xa các hình ảnh, sách báo không lành mạnh và các chất kích thích, gây nghiện. - Chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản từ những nguồn tin cậy.
Quảng cáo
|