Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 9Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai ẩn? A. ({x^2} - y = 2). B. (2x + y = 0). C. (0x - 0y = - 2). D. ({x^2} + {y^2} = 5). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1 Trả lời Câu 1 trang 5 Vở thực hành Toán 9 Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai ẩn? A. \({x^2} - y = 2\). B. \(2x + y = 0\). C. \(0x - 0y = - 2\). D. \({x^2} + {y^2} = 5\). Phương pháp giải: Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng \(ax + by = c\), trong đó a, b, c, là các số đã biết (\(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0\)). Lời giải chi tiết: Phương trình \(2x + y = 0\) là phương trình bậc nhất hai ẩn. Chọn B Câu 2 Trả lời Câu 2 trang 6 Vở thực hành Toán 9 Nghiệm (tổng quát) của phương trình \( - 2x - 3y = 6\) là A. \(\left( {x;\frac{2}{3}x + 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý. B. \(\left( {\frac{3}{2}y + 3;y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý. C. \(\left( {\frac{3}{2}y - 3;y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý. D. \(\left( {x;\frac{{ - 2}}{3}x - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý. Phương pháp giải: Từ phương trình đầu bài cho, ta tính x theo y hoặc y theo x, từ đó kết luận được nghiệm tổng quát của phương trình. Lời giải chi tiết: Ta có: \( - 2x - 3y = 6\), suy ra \(y = \frac{{ - 2}}{3}x - 2\). Do đó, nghiệm tổng quát của phương trình \( - 2x - 3y = 6\) là \(\left( {x;\frac{{ - 2}}{3}x - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý. Chọn D Câu 3 Trả lời Câu 3 trang 6 Vở thực hành Toán 9 Cho hai phương trình \( - 3x + y = - 7\;\left( 1 \right)\) và \(x - 2y = 4\;\left( 2 \right)\). Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2)? A. \(\left( {0; - 7} \right)\). B. \(\left( {6;1} \right)\). C. \(\left( {2; - 1} \right)\). D. \(\left( { - 1; - 10} \right)\). Phương pháp giải: Mỗi cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) được gọi là một nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right.\) (*) nếu nó đồng thời là nghiệm của cả hai phương trình của hệ (*). Lời giải chi tiết: Với \(x = 2;y = - 1\) ta có: \( - 3.2 + \left( { - 1} \right) = - 7\) nên \(\left( {2; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình (1). \(2 - 2\left( { - 1} \right) = 4\) nên \(\left( {2; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình (2). Do đó, \(\left( {2; - 1} \right)\) là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2). Chọn C Câu 4 Trả lời Câu 4 trang 6 Vở thực hành Toán 9 Hình vẽ bên biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn nào sau đây? trong đầu bài nó ghi là pt 1 ẩn, nhưng đúng là pt hai ẩn nên t sửa đề cho đúng luôn nhé A. \(2x - y = - 3\). B. \(2x + y = 3\). C. \(3x + y = 3\). D. \(3x - y = 0\). Phương pháp giải: Trong mặt phẳng tọa độ, tập hợp các điểm có tọa độ (x; y) thỏa mãn phương trình bậc nhất hai ẩn \(ax + by = c\) là một đường thẳng. Đường thẳng đó gọi là đường thẳng \(ax + by = c\). Lời giải chi tiết: Ta thấy, các điểm (0; 3) và \(\left( {\frac{{ - 3}}{2};0} \right)\) thuộc đường thẳng cần tìm. Do đó, đường thẳng cần tìm là: \(2x - y = - 3\). Vậy hình vẽ bên biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn \(2x - y = - 3\). Chọn A
Quảng cáo
|