Giải bài 3 trang 7 vở thực hành Toán 9

Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau: a) (2x - y = 3); b) (0x + 2y = - 4); c) (3x + 0y = 5).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo

Đề bài

Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a) \(2x - y = 3\);

b) \(0x + 2y =  - 4\);

c) \(3x + 0y = 5\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Từ phương trình đầu bài cho, ta tính x theo y hoặc y theo x, từ đó kết luận được nghiệm tổng quát của phương trình.

+ Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là đường thẳng \(ax + by = c\).

Lời giải chi tiết

a) Xét phương trình \(2x - y = 3\). (1)

Ta viết (1) dưới dạng \(y = 2x - 3\). Khi đó, phương trình (1) có nghiệm là \(\left( {x;2x - 3} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý. Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng d: \(2x - y = 3\).

Ta có: \(A\left( {0; - 3} \right)\) và \(B\left( {\frac{3}{2};0} \right)\) là hai điểm nằm trên đường thẳng d nên ta có hình vẽ biểu diễn tập nghiệm của phương trình (1) như sau:

b) Xét phương trình \(0x + 2y =  - 4\). (2)

Ta viết gọn (2) thành \(y =  - 2\). Phương trình (2) có nghiệm là \(\left( {x; - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý. Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại điểm \(\left( {0; - 2} \right)\). Ta gọi đó là đường thẳng \(y =  - 2\) nên ta có hình vẽ biểu diễn tập nghiệm của phương trình (2) như sau:

c) Xét phương trình \(3x + 0y = 5\). (3)

Ta viết gọn (3) thành \(x = \frac{5}{3}\). Phương trình (3) có nghiệm là \(\left( {\frac{5}{3};y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý. Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục tung và cắt trục tung tại điểm \(\left( {\frac{5}{3};0} \right)\). Ta gọi đó là đường thẳng \(x = \frac{5}{3}\) nên ta có hình vẽ biểu diễn tập nghiệm của phương trình (3) như sau:

  • Giải bài 4 trang 8 vở thực hành Toán 9

    Cho hệ phương trình (left{ begin{array}{l}2x = - 65x + 4y = 1end{array} right.) a) Hệ phương trình trên có là một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn không? Vì sao? b) Cặp số (left( { - 3;4} right)) có là một nghiệm của hệ phương trình đã cho hay không? Vì sao?

  • Giải bài 5 trang 9 vở thực hành Toán 9

    Cho hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (left{ begin{array}{l}3x + 2y = 1\x - 3y = - 7end{array} right.). Chứng tỏ rằng hệ phương trình đã cho có một nghiệm là (left( { - 1;2} right)).

  • Giải bài 6 trang 9 vở thực hành Toán 9

    Cho các cặp số (-2; 1), (0; 2), (1; 0), (1,5; 3), (4; -3) và hai phương trình (5x + 4y = 8), (1) (3x + 5y = - 3) (2) Trong các cặp số đã cho: a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)? b) Cặp số nào là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2)? c) Vẽ hai đường thẳng (5x + 4y = 8) và (3x + 5y = - 3) trên cùng một mặt phẳng tọa độ để minh họa kết luận ở câu b.

  • Giải bài 7 trang 9 vở thực hành Toán 9

    Cho phương trình bậc nhất hai ẩn (3x + 2my = - 5). a) Xác định m để cặp số (-1; 2) là một nghiệm của phương trình đã cho. b) Viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình với m tìm được ở câu a.

  • Giải bài 2 trang 6 vở thực hành Toán 9

    a) Tìm giá trị thích hợp thay cho dấu “?” trong bảng sau rồi cho biết 6 nghiệm của phương trình (2x - y = 1): b) Viết nghiệm tổng quát của phương trình đã cho.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close