Giải bài 5 trang 7 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

Cho hàm số y = ax2 (a ( ne )0). a) Xác định hệ số a, biết rằng đồ thị (P) của hàm số cắt đường thẳng d: y = -2x + 4 tại điểm B có hoành độ bằng 1. Vẽ đồ thị hàm số với a vừa tìm được. b) Xác định m để đường thẳng d’ : y = (m + 3)x – 2 cắt đồ thị (P) của hàm số tại điểm A có hoành độ bằng 4.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo

Đề bài

Cho hàm số  y = ax2 (a \( \ne \)0).

a) Xác định hệ số a, biết rằng đồ thị (P) của hàm số cắt đường thẳng d: y = -2x + 4 tại điểm B có hoành độ bằng 1. Vẽ đồ thị hàm số với a vừa tìm được.

b) Xác định m để đường thẳng d’ : y = (m + 3)x – 2 cắt đồ thị (P) của hàm số tại điểm A có hoành độ bằng 4.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay x = 1 vào hàm số y = ax2 (a \( \ne \)0) để tìm a.

Lập bảng giá trị của hàm số.

Vẽ đồ thị hàm số.

Thay x = 2 vào hàm số vừa tìm được điểm thuộc d’ để tìm ra m.

Lời giải chi tiết

a) (P) cắt d tại điểm B có hoành độ bằng 1.

Thay x = 1 vào y = - 2x + 4, tìm được y = 2. Vậy B(1;2).

Vì B(1; 2) cũng thuộc (P): y = ax2 , suy ra a = 2. Vậy (P): y = 2x2.

Bảng giá trị của hàm số:

Đồ thị hàm số y = 2x2 là một đường parabol đỉnh O đi qua các điểm A(-2;8), B(-1;2), O(0;0), B’(1;2), A’(2;8) như hình dưới.

b) Thay x = 4 vào y = 2x2 , tìm được y = 32. Vậy A(4; 32).

Vì điểm A(4; 32) cũng thuộc d’ nên ta có 32 = (m + 3).4 – 2, suy ra m = \(\frac{{11}}{2}\).

  • Giải bài 6 trang 7 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Cho đồ thị của các hàm số y = ax2 (a( ne )0) và y = a’x2 (a’( ne )0) (Hình 4). Cho biết điểm A thuộc đồ thị của hàm số y = ax2, điểm B thuộc đồ thị của hàm số y = a’x2. a) Xác định các hệ số a và a’ b) Lấy điểm A’ đối xứng với A qua trục tung. Điểm A’ có thuộc đồ thị hàm số y = ax2 không? Vì sao? c) Biết rằng điểm M(4; b) thuộc đồ thị của hàm số y = a’x2, hãy tính b. Điểm M’ (- 4; b) có thuộc đồ thị của hàm số y = a’x2 không? Vì sao?

  • Giải bài 7 trang 8 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật với đáy là hình vuông có độ dài cạnh là x (m). Chiều cao của bể bằng 1,5 m. Gọi V là thể tích của bể. a) Viết công thức tính thể tích V (m3) theo x. b) Giả sử chiều cao của bể không đổi. Tính thể tích của bể khi x lần lượt nhận các giá trị: 1; 2; 3. Khi x tăng lên 2 lần, 3 lần thì thể tích của bể tăng lên mấy lần?

  • Giải bài 8 trang 8 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn được tính bởi công thức: Q = 0,24I2Rt, trong đó Q là nhiệt lượng tính bằng calo (cal), R là điện trở tính bằng ôm (left( Omega right)), I là cường độ dòng điện tính bằng ampe (A), t là thời gian tính bằng giây. Xét dòng điện chạy qau một dây dẫn có điện trở R = 10 (Omega ) trong thời gian 1 giây. a) Hoàn thành bảng giá trị sau: b) Tính cường độ dòng điện trong dây dẫn khi nhiệt lượng toả ra là 135 calo.

  • Giải bài 4 trang 7 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Cho hàm số y = ( - frac{{{x^2}}}{2}). a) Vẽ đồ thị hàm số. b) Đường thẳng y = ax + b cắt đồ thị của hàm số đã cho tại hai điểm A và B có hoành độ lần lượt bằng 1 và – 2. Hãy xác định a và b.

  • Giải bài 3 trang 7 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Cho parabol (P): y = (frac{3}{2})x2 và đường thẳng d: y = 3x. a) Vẽ (P) và d trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy. b) Dựa vào hình vẽ, tìm toạ độ giao điểm của (P) và d.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close