Giải bài 4 trang 135 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thứcCho phân thức Quảng cáo
Đề bài Cho phân thức \(P = \frac{{2{{\rm{x}}^3} + 6{{\rm{x}}^2}}}{{2{{\rm{x}}^3} - 18{\rm{x}}}}\) a) Viết điều kiện xác định và rút gọn phân thức P b) Có thể tính giá trị của P tại x = −3 được không? Vì sao c) Tính giá trị của phân thức P tại x = 4 d) Với giá trị nguyên nào của x thì P nhận giá trị nguyên? Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết - Điều kiện xác định của P là mẫu thức khác 0. - Không thể tính được giá trị P tại x = -3 vì không thỏa mãn điều kiện ở câu a. - Thay giá trị x = 4 và P để tính giá trị - Viết P về dạng \(a + \frac{k}{x +b}\) với a, b, k là các số nguyên. Tìm x để k là bội của x + b, khi đó P nhận giá trị nguyên. Lời giải chi tiết a) Điều kiện xác định của phân thức là: \(2{{\rm{x}}^3} - 18x \ne 0 \Rightarrow 2x\left( {{x^2} - 9} \right) \ne 0 \Rightarrow 2x\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right) \ne 0 \Rightarrow x \ne 0; x \ne 3{;^{}}x \ne - 3\). Ta có $P=\frac{2 x^3+6 x^2}{2 x^3-18 x}=\frac{2 x^2(x+3)}{2 x\left(x^2-9\right)}=\frac{x^2(x+3)}{x\left(x^2-9\right)}=\frac{x^2(x+3)}{x(x-3)(x+3)}=\frac{x}{x-3}$. b) Không thể tính giá trị của P tại x = -3 vì không thỏa mãn điều kiện xác định ở câu a. c) Thay x = 4 vào P ta được: \(P = \frac{4}{4-3} = 4\) d) Ta có thể viết \(P = \frac{x}{x-3} = \frac{x-3+3}{x-3} = 1 + \frac{3}{x-3}\). Điều này cho thấy: P chỉ nhận giá trị nguyên khi \(\frac{3}{x-3}\) nhận giá trị nguyên. Muốn vậy, x - 3 phải là ước của 3. Mà 3 chỉ có các ước là ±1 và ±3. Do đó chỉ có thể xảy ra các trường hợp sau: x - 3 = 1, tức là x = 4, khi đó P = 4; x - 3 = -1, tức là x = 2, khi đó P = -2; x - 3 = -3, tức là x = 0, khi đó P = 0; x - 3 = 3, tức là x = 6; khi đó P = 2. Vậy các giá trị cần tìm của x là \( x \in \{0; 2; 4; 6\}\).
Quảng cáo
|