Bài 3.2 trang 163 SBT giải tích 12Giải bài 3.2 trang 163 sách bài tập giải tích 12. Chứng minh rằng các hàm số F(x) và G(x) sau đều là một nguyên hàm của cùng một hàm số:... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chứng minh rằng các hàm số \(F(x)\) và \(G(x)\) sau đều là một nguyên hàm của cùng một hàm số: LG câu a a) \(F(x) = \dfrac{{{x^2} + 6x + 1}}{{2x - 3}}\) và \(G(x) = \dfrac{{{x^2} + 10}}{{2x - 3}}\) Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết: Nếu \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\) thì \(F\left( x \right) + C\) (\(C\) là một hằng số) cũng là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\). Giải chi tiết: Vì \(F(x) = \dfrac{{{x^2} + 6x + 1}}{{2x - 3}}\) \( = \dfrac{{\left( {{x^2} + 10} \right) + \left( {6x - 9} \right)}}{{2x - 3}}\) \( = \dfrac{{{x^2} + 10}}{{2x - 3}} + 3 = G(x) + 3\) nên \(F(x)\) và \(G(x)\) đều là một nguyên hàm của cùng một hàm số. Cụ thể: \(G'\left( x \right) = \left( {\dfrac{{{x^2} + 10}}{{2x - 3}}} \right)'\) \( = \dfrac{{2x\left( {2x - 3} \right) - 2\left( {{x^2} + 10} \right)}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}}\) \( = \dfrac{{2{x^2} - 6x - 20}}{{{{(2x - 3)}^2}}}\). LG câu b b) \(F(x) = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}x}}\) và \(G(x) = 10 + {\cot ^2}x\) Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết: Nếu \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\) thì \(F\left( x \right) + C\) (\(C\) là một hằng số) cũng là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\). Giải chi tiết: Vì \(G(x) = 10 + {\cot ^2}x\)\( = \left( {1 + {{\cot }^2}x} \right) + 9\) \( = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}x}} + 9 = F(x) + 9\), nên \(F(x)\) và \(G(x)\) đều là một nguyên hàm của cùng một hàm số. Cụ thể: \(\left( {\dfrac{1}{{{{\sin }^2}x}}} \right)' = \dfrac{{ - \left( {{{\sin }^2}x} \right)'}}{{{{\sin }^4}x}}\) \( = - \dfrac{{2\sin x\cos x}}{{{{\sin }^4}x}}\) \( = - \dfrac{{2\cos x}}{{{{\sin }^3}x}}\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|