Giải bài 3 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diềuViết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”; b) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15”; c) “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120”. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Đề bài Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”; b) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15”; c) “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Xác định các kết quả thuận lợi để xảy ra biến cố. Xác suất của một biến cố trong trò chơi viết ngẫu nhiên một số tự nhiên bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. a) Để đưa ra những kết quả thuận lợi cho biến cố, ta cần xác định những số nào là bình phương của 1 số tự nhiên. Số được viết ra có thể biểu diễn dưới dạng \({x^2}\) b) Số tự nhiên được viết ra là bội của 15 tức số được viết ra chia hết cho 15. c) Số tự nhiên được viết ra là ước của 120 tức 120 chia hết cho số được viết ra. Lời giải chi tiết Tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là: D = {10; 11; 12; …; 97; 98; 99} Số phần tử của D là 90 a) Có sáu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên” là: 16, 25, 36, 49, 64, 81. Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{6}{{90}} = \dfrac{1}{{15}}\) b) Có sáu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15” là: 15, 30, 45, 60, 75, 90. Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{6}{{90}} = \dfrac{1}{{15}}\) c) Có tám kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120” là: 10, 12, 15, 20, 24, 30, 40, 60. Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{{8}}{{90}} = \dfrac{4}{45}\)
Quảng cáo
|