Giải bài 2 trang 34 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 34 biểu diễn dân số của thế giới vào các năm 1804, 1927, 1959, 1974, 1987, 1999, 2011. Giả sử dân số thế giới tại các năm m và n (m < n) lần lượt là a và b. Ta gọi tốc độ tăng dân số từ năm m đến năm n là tỉ số

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Đề bài

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 34 biểu diễn dân số của thế giới vào các năm 1804, 1927, 1959, 1974, 1987, 1999, 2011. Giả sử dân số thế giới tại các năm mn (m < n) lần lượt là a b. Ta gọi tốc độ tăng dân số từ năm m đến năm n là tỉ số \(\dfrac{{b - a}}{{n - m}}\).

a) Tính tốc độ tăng dân số thế giới:

-        Từ năm 1804 đến năm 1927;

-        Từ năm 1999 đến năm 2011.

b) Tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1999 đến năm 2011 gấp bao nhiêu lần tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1927?

c) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:

d) Nêu nhận xét về tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2011.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Tính tốc độ tăng dân số thế giới theo công thức đề bài đã cho \(\dfrac{{b - a}}{{n - m}}\).

b) Muốn tính tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1999 đến năm 2011 gấp bao nhiêu lần tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1927 ta lấy tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1999 đến năm 2011 chia cho tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1927.

c) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 34 để đưa ra thời gian cần thiết cho mỗi khoảng (chú ý các điểm đầu mút).

d) Nêu nhận xét căn cứ vào tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2011: tăng hay giảm, tăng nhanh hay chậm,…

Lời giải chi tiết

a)

-        Từ năm 1804 đến năm 1927:

Dân số thế giới tại các năm 1804 và 1927 lần lượt là 1 tỉ người và 2 tỉ người. Vậy tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1927 là:

\(\dfrac{{2 - 1}}{{1927 - 1804}} = 0,008\)

-        Tương tự, tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1999 đến năm 2011 là:

\(\dfrac{{7 - 6}}{{2011 - 1999}} = 0,08\)

b) Tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1999 đến năm 2011 gấp tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1927 là:

\(\dfrac{{0,08}}{{0,008}} = 10\)(lần)

c)

Dân số thế giới tăng từ 1 tỉ người (năm 1804) lên 2 tỉ người (năm 1927) cần: \(1927 - 1804 = 123\)(năm)

Tương tự, ta có bảng số liệu sau:

 

Dân số thế giới tăng (tỉ người)

Từ 1 lên 2

Từ 2 lên 3

Từ 3 lên 4

Từ 4 lên 5

Từ 5 lên 6

Từ 6 lên 7

Thời gian cần thiết (năm)

123

32

15

13

12

12

d) Nhận xét về tốc độ tăng dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2011:

-        Tốc độ tăng dân số (tăng 1 tỉ người) ngày càng nhanh: từ 1 lên 2 tỉ người cần 123 năm (1804 – 1927), nhưng từ 2 lên 3 tỉ người chỉ cần 32 năm (1927 – 1959).

-        Thời gian tăng dân số (1 tỉ người) ngày càng được rút ngắn (từ 123 năm xuống còn 12 năm).

  • Giải bài 3 trang 35 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số nước ta là 96 208 984 người và quy mô dân số theo sáu vùng kinh tế – xã hội được biểu diễn bằng biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 35.

  • Giải bài 4 trang 35 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Biểu đồ ở Hình 36 biểu diễn tỉ lệ theo thể tích trong không khí của: khí oxygen; khí nitrogen; hơi nước, khí carbonic và các khí khác.

  • Giải bài 5 trang 36 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Quặng sắt là các loại đá và khoáng vật mà từ đó sắt kim loại có thể được chiết ra. Quặng sắt thường giàu các sắt oxit và có màu sắc từ xám sẫm, vàng tươi, tía sẫm tới nâu đỏ. Quặng hematite là loại quặng sắt chính có trong các mỏ quặng của nước Brasil. Tỉ lệ sắt trong quặng hematite được biểu diễn ở Hình 37. Trong 8 kg quặng hematite có bao nhiêu ki-lô-gam sắt?

  • Giải bài 6 trang 36 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 6”. b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 2”.

  • Giải bài 7 trang 36 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia cho 17 dư 2 và chia cho 3 dư 1”. b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chứa chữ số 5”.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close