Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6Tải về Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm, đúng hay sai? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa? A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm Câu 3. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào? A. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch B. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch Câu 4. Từ mượn là từ như thế nào? A. Do nhân dân tự sáng tạo ra B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài C. Được xuất hiện trong từ điển D. Không có trong từ điển Câu 5. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là? A. Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế B. Thủ pháp đối lập C. Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc D. Tất cả đáp án trên Câu 6. Đâu là nghĩa chuyển của từ “quả”? A. Quả tim B. Qủa dừa C. Hoa quả D. Qủa táo Câu 7. Đâu không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc? A. Thuyết minh sông Cửu Long B. Hội chợ sách C. Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em D. Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng…) Câu 8. Các từ: pa-ra-pôn, in-tơ-net, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào? A. Từ mượn tiếng Anh B. Từ mượn tiếng Pháp C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha D. Từ mượn tiếng Ấn Độ Câu 9. Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kịch Câu 10. Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam? A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động Câu 11. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già: - Mợ tôi đi đâu hở vú? - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về. … Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên: - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con. Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo: - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam) A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên D. Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo Câu 12. Thuyết minh là gì? A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó C. Trình bày diễn biến một vụ việc D. Bảy tỏ quan điểm về đối tượng nào đó Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tục ngữ Việt Nam có câu: Cá không ăn muối cá ươn. Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ. Câu 2. Em đã thực hiện những chuyến đi xa, khám phá và trải nghiệm nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, học hỏi được nhiều điều mới lạ… Em hãy kể về một chuyến đi và trải nghiệm khó quên. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nêu ý kiến tán thành hay không tán thành Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Sự việc trung tâm: Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Từ mượn được vay mượn từ tiếng nước ngoài => Đáp án: B Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Xác định nghĩa chuyển Lời giải chi tiết: Quả tim là nghĩa chuyển của từ “quả” => Đáp án: A Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Lựa chọn đề tài không phù hợp để thuyết minh thuật lại một sự việc Lời giải chi tiết: Thuyết minh sông Cửu Long => Đáp án: A Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Là từ mượn tiếng Anh => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn => Đáp án: B Câu 10 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại tiểu sử nhà văn Thạch Lam Lời giải chi tiết: Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế => Đáp án: A Câu 11 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nội dung chính: sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo => Đáp án: D Câu 12 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thuyết minh Lời giải chi tiết: Thuyết minh là giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: Nêu quan điểm của em Lời giải chi tiết: - Luận điểm (quan điểm): Đồng ý với câu tục ngữ: - Lí lẽ: + Cha mẹ là người sinh thành ra chúng ta nên lúc nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện. + Cha mẹ rất yêu thương con nên luôn muốn con đạt được những điều tốt đẹp, chỉ dạy con những điều đúng đắn. + Cha mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm sống, biết được đúng sai, biết được việc nên làm, việc phải tránh. + Thực tế nhiều bạn cãi lời cha mẹ, phớt lờ lời khuyên của cha mẹ (như cá không ăn muối) mà phải nhận những thất bại cay đắng. + Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục. + Chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha mẹ một cách chọn lọc. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: – Mở bài: Hãy mô tả ngắn gọn trải nghiệm khó quên của em. – Thân bài: + Trình bày chi tiết thời gian, địa điểm, hoàn cảnh của Câu chuyện. + Giải thích cụ thể các nhân vật có liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự logic, rõ ràng. + Kết hợp đếm và xác định, biểu thị. – Kết bài: Nói trải nghiệm có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Nhờ vào danh hiệu học sinh Giỏi của tôi năm ngoái mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp. Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi! Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành… Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẩn nãy giờ. Ôi! cái mùi mằn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nước biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt, … Nhìn khắp bãi, ngooài vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy! Các du khách ở đây đa số là người nước ngoài, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui như: bóng chuyền, … Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát - biển Vũng Tàu. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
Quảng cáo
|