Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6

Tải về

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Tả cảnh sinh hoạt là gì?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Tả cảnh sinh hoạt là gì?

A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó

B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó

C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả

D. Kể lại những trải nghiệm nào đó mà em đã trải qua

Câu 2. Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái

B. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

C. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 3. Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

A. Sự mê tín của người dân

B. Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

C. Sự khéo léo của dân làng

D. Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Câu 4. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc mới

B. Đức Long Quân đòi lại gươm

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Câu 5. Tính từ đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Ồn ào, náo nhiệt

B. Tươi đẹp, yên bình

C. Đông vui, tấp nập

D. Rực rỡ, tốt tươi

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”?

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. So sánh

Câu 7. Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

A. Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

B. Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

C. Đàn ong chết hết

D. Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

Câu 8. Xác định từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”.

A. Mặt mũi

B. Nhăn nhó

C. Bà già

D. Đau khổ

Câu 9. Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

A. Cảnh làng chài ven biển

B. Cảnh lễ hội trên núi cao

C. Thiên nhiên thành phố

D. Thiên nhiên làng quê

Câu 10. Từ láy là gì?

A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

D. Tất cả đáp án trên

Câu 11. Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, bà hiện lên là người như thế nào?

A. Hiền từ

B. Nghiêm nghị

C. Đẹp lão

D. Đáng thương

Câu 12. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa.

(Thánh Gióng)

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

Câu 3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Tả cảnh sinh hoạt là gì?

A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó

B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó

C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả

D. Kể lại những trải nghiệm nào đó mà em đã trải qua

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm văn tả cảnh sinh hoạt

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái

B. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

C. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

A. Sự mê tín của người dân

B. Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

C. Sự khéo léo của dân làng

D. Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc mới

B. Đức Long Quân đòi lại gươm

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Tính từ đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Ồn ào, náo nhiệt

B. Tươi đẹp, yên bình

C. Đông vui, tấp nập

D. Rực rỡ, tốt tươi

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản rút ra tính từ phù hợp

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”?

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. So sánh

Phương pháp giải:

Đọc và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

A. Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

B. Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

C. Đàn ong chết hết

D. Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Xác định từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”.

A. Mặt mũi

B. Nhăn nhó

C. Bà già

D. Đau khổ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ láy

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 9 (0.25 điểm):

Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

A. Cảnh làng chài ven biển

B. Cảnh lễ hội trên núi cao

C. Thiên nhiên thành phố

D. Thiên nhiên làng quê

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 10 (0.25 điểm):

Từ láy là gì?

A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức từ láy

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 11 (0.25 điểm):

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, bà hiện lên là người như thế nào?

A. Hiền từ

B. Nghiêm nghị

C. Đẹp lão

D. Đáng thương

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 12 (0.25 điểm):

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thành ngữ, ngữ pháp trong câu

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm):

Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa.

(Thánh Gióng)

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này.

Lời giải chi tiết:

- Từ đơn: chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên.

- Từ phức: vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa.

Câu 2 (2 điểm):

Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

Phương pháp giải:

- Em tìm trạng ngữ của từng câu.

- Từ trạng ngữ đó, tìm vai trò của nó đối với câu đó.

Lời giải chi tiết:

a.

- Trạng ngữ: ngày cưới (xác định thời gian diễn ra sự việc).

- Trạng ngữ: trong nhà Sọ Dừa (xác định nơi chốn diễn ra sự việc).

b.

- Trạng ngữ: đúng lúc rước dâu (xác định thời gian diễn ra sự việc).

c.

- Trạng ngữ: Lập tức (xác định thời gian diễn ra sự việc).

d.

- Trạng ngữ: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ (xác định thời gian diễn ra sự việc).

Câu 3 (4 điểm):

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close