Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 5Tải về Đề thi học kì 1 Văn 11 bộ sách Cánh diều đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau :
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!... Ta lớn lên khao khát những chân trời Những mảnh đất chân mình chưa bén được Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh… (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Niềm tin rất thật trong câu thơ “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật” được hiểu là: A. Niềm tin truyện cổ tích có thật trên đời. B. Niềm tin cô Tấm được sẽ làm hoàng hậu sau khi trải qua những thử thách C. Niềm tin đất đai cằn cỗi sẽ nở hoa nhờ công sức lao động của con người. D. Niềm tin vào hạnh phúc, sự công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: A. Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực B. Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu C. Cây khế chua có đại bàng đến đậu D. Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa Câu 4. Từ nào sau đây không phải từ láy?
Câu 5. Hình ảnh nào không gợi lên khát khao của nhân vật trữ tình?
Câu 6. Hai câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 7. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ? A. Sử dụng thể thơ 8 chữ, bút pháp ước lệ tượng trưng, giàu sức biểu cảm, giọng thơ trầm lắng B. Sử dụng thể thơ 8 chữ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiểu từ Hán Việt. nhịp điệu tươi vui C. Sử dụng thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, bút pháp tả cảnh ngụ tình D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình – chính luận Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”? Câu 9. Nêu tác dụng nghệ thuật của phép điệp trong các câu thơ sau: Ta lớn lên khao khát những chân trời Những mảnh đất chân mình chưa bén được Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh… Câu 10. Rút ra thông điệp ý nghĩa với anh/chị qua đoạn thơ trên. Lí giải. II. VIẾT (4,0 điểm) “Thơ là tiếng nói của thân phận con người.” Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994) Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ điều đó. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Xác định phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm → Đáp án B Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Niềm tin rất thật trong câu thơ “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật” được hiểu là: Niềm tin vào hạnh phúc, sự công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống → Đáp án D Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Xác định những hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian Lời giải chi tiết: Những từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực → Đáp án A Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Xác định từ láy Lời giải chi tiết: Từ không phải từ láy: Ngon ngọt → Đáp án A Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hình ảnh không gợi lên khát khao của nhân vật trữ tình: Hoa của đất → Đáp án B Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Hai câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa” đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ → Đáp án C Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nghệ thuật của đoạn thơ: Sử dụng chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình – chính luận → Đáp án D Câu 8 ( 0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”: - Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người sẽ tạo ra những thành quả lao động tốt đẹp trên chính mảnh đất cỗi cằn, khắc nghiệt. - Câu thơ muốn nói đến chân lí: con người thành công khi nỗ lực vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Câu 9: (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: - Chỉ ra phép điệp: điệp từ “những” kết hợp cấu trúc liệt kê: những chân trời, những mảnh đất…., những biển khơi…., những ngàn sao… - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho đoạn thơ + Nhấn mạnh những khát khao lớn lao của con người muốn chinh phục những mảnh đất rộng lớn, những điều lớn lao trong cuộc sống. Câu 10: (0.5 diểm)
Phương pháp giải: HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Gợi ý bài học rút ra từ văn bản: - Cần có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, niềm tin vào chính nghĩa, cái thiện sẽ thắng cái ác. - Cần biết ước mơ, dám khao khát những điều lớn lao. - Cần quý trọng công sức lao động. II. VIẾT (4 điểm)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|