Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 5Tải về Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới ĐI ĐƯỜNG (*) (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh) Phiên âm Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lý dư đồ cố miện gian Dịch nghĩa Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác; Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt. Dịch thơ Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB trẻ, 2020) (*) Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 – 1943) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao. Và cuộc hành trình chuyển giao đầy gian nan được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) Câu hỏi Câu 1. Xác định thể thơ của Đi đường căn cứ vào: A. Bản phiên âm. B. Bản dịch nghĩa. C. Bản dịch thơ. D. Bản gốc tiếng Hán. Câu 2. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Ở thời điểm nào? A. Của Hồ Chí Minh - người tù cách mạng, trên đường chuyển lao. B. Của thi sĩ yêu thiên nhiên, trên đường luyện tập. C. Của thi sĩ yêu thiên nhiên, đang ngắm cảnh. D. Của chiến sĩ trên hành trình cách mạng. Câu 3. Xác định ngắt nhịp của dòng thơ thứ 2 trên bản dịch thơ? A. Nhịp 2/2/4. B. Nhịp 2/4/2. C. Nhịp 4/4. D. Nhịp phá cách. Câu 4. Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bản dịch thơ A. Vần lưng. B. Vần cách. C. Vẫn liền. D. Linh hoạt, đa dạng. Câu 5. Câu thơ nào dịch chưa sát nghĩa so với bản phiên âm, dịch nghĩa A. Đi đường mới biết gian lao. B. Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. C. Núi cao lên đến tận cùng. D. Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Câu 6. Dòng thơ thứ mấy gợi mở về nguyên nhân dẫn đến cảm xúc chính của bài thơ A. Dòng thứ nhất. B. Dòng thứ hai. C. Dòng thứ ba. D. Dòng thứ tư. Câu 7. Câu thơ đầu tiên cho độc giả nhận thức về điều gì? A. Những chặng đường dài cứ nối tiếp nhau, không thấy đích đến B. Phải trải qua thực tiễn mới hiểu được khó khăn. C. Chỉ có người đã đi đường dài mới thấu hiểu những khó khăn, gian khổ D. Sẽ gặp khó khăn chồng chất trên đường dài Câu 8. Dòng thơ “Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác” có chức năng nào trong bài thơ tứ tuyệt? A. Nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ B. Có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ C. Kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả D. Gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh Câu 9. Cảm xúc ở câu thơ đầu và câu thơ cuối khác nhau như thế nào? Hãy phân tích sự vận động mạch cảm xúc của bài thơ (1đ) Câu 10. Em rút ra bài học nào cho bản thân từ bài thơ Đi đường của tác giả Hồ Chí Minh? (1đ) II. LÀM VĂN (4 điểm) Câu 1. Đọc bài thơ sau và xác định nét tương đồng, khác biệt với bài thơ Đi đường (phần đọc hiểu), từ đó nhận xét về bài học cuộc sống sâu sắc trong thơ Hồ Chí Minh (1đ) NGHE TIẾNG GIÃ GẠO (Hồ Chí Minh) Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công. Câu 2. Từ nội dung, ý nghĩa 2 bài thơ Đi đường và Nghe tiếng giã gạo của tác giả Hồ Chí Minh, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của mình về thái độ của con người khi buộc phải đối mặt với khó khăn của đời sống (có độ dài từ 1-1,5 trang giấy thi (3đ) Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ 3 bản của bài thơ Nhớ lại kiến thức đọc hiểu thể thơ đường luật Lời giải chi tiết: Xác định thể thơ của Đi đường căn cứ vào: Bản phiên âm → Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ phần chú thích bên dưới Lời giải chi tiết: Bài thơ diễn tả cảm xúc của: Hồ Chí Minh - người tù cách mạng, trên đường chuyển lao → Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ dòng thơ thứ 2 Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: Ngắt nhịp của dòng thơ thứ 2 trên bản dịch thơ: Nhịp 2/4/2 Núi cao / rồi lại núi cao/ trập trùng → Đáp án: B Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bản dịch thơ và chú ý cách gieo vần Lời giải chi tiết: Vần được sử dụng nhiều nhất trong bản dịch thơ: vần liền Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. → Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ 3 bản dịch Lời giải chi tiết: Câu thơ dịch chưa sát nghĩa so với bản phiên âm, dịch nghĩa: Đi đường mới biết gian lao → Đáp án: A Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ 3 bản dịch Lời giải chi tiết: Dòng thơ thứ ba gợi mở về nguyên nhân dẫn đến cảm xúc chính của bài thơ: “Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót” là tiền đề để tác giả chốt lại ở câu thơ cuối → Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ đầu tiên ở cả 3 bản dịch Lời giải chi tiết: Câu thơ đầu tiên cho độc giả nhận thức về: Phải trải qua thực tiễn mới hiểu được khó khăn → Đáp án: B Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ và liên hệ với chỉnh thể toàn bài để suy ra chức năng Lời giải chi tiết: Dòng thơ “Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác” có chức năng: Nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ → Đáp án A Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ đầu và cuối ở cả 3 bản dịch Rút ra mạch cảm xúc của bài thơ từ đó phân tích sự thay đổi (vận động) Lời giải chi tiết: - Câu thơ đầu: Đi đường mới biết gian lao gợi lên hình ảnh người đi đường đối mặt với khó khăn thử thách và đã rút ra quy luật, nhận định thấm thía sâu sắc. trải qua thực tiễn mới thấu hiểu khó khăn → cảm xúc dường như được nén chặt giấu kín,... - Câu cuối: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non - với nhịp thơ 4/4 và không gian rộng mở, hình ảnh thơ tươi sáng chở theo dòng cảm xúc tự do sảng khoái từ dáng vẻ hiên ngang, ngạo nghễ của người vượt qua khó khăn thử thách để dạo chơi nhàn tản giữa non nước mây trời. - Mạch cảm xúc của bài thơ vận động từ: từ nén chặt, giấu kín,... dần mở ra theo hành trình chinh phục con đường,... Câu thơ thứ 3 dường như là một sự reo vui khi đã vượt qua được hàng ngàn núi để lên được tới đỉnh núi cao nhất, tận cùng nhất. Khi lên đến đỉnh núi cao rồi, cũng là lúc con người ta có thể phóng tầm mắt bao quát và chiếm lĩnh cả một khoảng không bao la, như làm chủ vũ trụ, đất trời tự do, tự tại. Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ 3 bản dịch của bài thơ Dựa vào phần phân tích ở trên Lời giải chi tiết: - Hs tự trả lời theo nhận thức của cá nhân - Gợi ý: Bám sát nội dung của câu thơ thứ nhất và kết quả mà nhân vật trữ tình có được ở câu thơ cuối để hiểu về điều kiện con người được hưởng cảm xúc tự do, tự tại… Hành trình đi đường của nhân vật trữ tình sẽ là bài học quý cho bạn đọc II. LÀM VĂN (4 điểm) Câu 1. Đọc bài thơ sau và xác định nét tương đồng, khác biệt với bài thơ Đi đường (phần đọc hiểu), từ đó nhận xét về bài học cuộc sống sâu sắc trong thơ Hồ Chí Minh (1đ) NGHE TIẾNG GIÃ GẠO (Hồ Chí Minh) Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công. Phương pháp giải Đọc kĩ 2 bài thơ để tìm ra nét tương đồng và khác biệt Rút ra bài học cho bản thân Lời giải chi tiết Nét tương đồng: + Cả 2 bài thơ đều chuyển đến người đọc bức thông điệp: con người trải khó khăn, gian khổ (cả đau đớn) mới trưởng thành; phải trải qua khó khăn khổ mới thành công. Khó khăn gian khổ thử thách là quá trình rèn luyện của mỗi người. + Mỗi bài thơ đều đi từ sự việc cụ thể đến khái quát, triết lý nên bài học mà độc giả nhận được vô cùng sâu sắc, thuyết phục; cùng sử dụng thể thơ tứ tuyệt. - Nét khác biệt: + Sự việc cụ thể (đi đường và nghe tiếng giã gạo). + Bài học về cuộc sống ở bài thơ thứ 2 bộc lộ trực tiếp (Gian nan rèn luyện mới thành công); bài học ở bài Đi đường được thể hiện trong sự vận động của hình tượng thơ, không thể hiện trực tiếp). - Thơ của tác giả Hồ Chí Minh mang đến cho độc giả những bài học sống sâu sắc được chắt gạn, đúc rút từ thực tiễn, thấm vào nhận thức của người đọc một cách tự nhiên, không áp đặt... nên đạt hiệu quả giáo dục cao. Câu 2. Từ nội dung, ý nghĩa 2 bài thơ Đi đường và Nghe tiếng giã gạo của tác giả Hồ Chí Minh, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của mình về thái độ của con người khi buộc phải đối mặt với khó khăn của đời sống (có độ dài từ 1-1,5 trang giấy thi (3đ) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|