Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 Cánh diều có đáp ánTổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 cánh diều có đáp án Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi (Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)
Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên? A. Thơ tự do B. Thơ tám chữ C. Thơ tự sự D. Thơ thất ngôn bát cú Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì? A. Đất nước B. Đất nước ba ngàn hòn đảo. C. Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn D. Tổ quốc nhìn từ bao mất mát, những chàng trai ra đảo quên mình. Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên? A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt B. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốc C. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc D. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì? A. Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thể B. Mệnh lệnh bằng văn bản của vua C. Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữ D. Cả ba đáp án đều đúng Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào? A. Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc. B. Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc C. Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương. D. Cả ba đáp án trên Câu 7: Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? A. Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương B. Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước. C. Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương D. Cả 3 đáp án trên Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây? Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi Câu 9: Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước? Câu 10: Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước? II. VIẾT: (4,0 điểm) Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu. Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi... đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương... (Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải) Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Sao anh không về chơi thôn Vĩ(1)? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền(2).
Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp(3) lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh(4) Ai biết tình ai có đậm đà? (Đau thương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)) Chú thích: (1) Thôn Vĩ: thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Giạ, từ gốc là Vĩ Dã- vĩ: lau, dã: là cánh đồng) nằm ở ngoại vi thành phố Huế, có phong cảnh vườn tược rất xinh, nên thơ. (2) Mặt chữ điền: mặt vuông chữ điền (tiếng Hán), một kiểu khuôn mặt phúc hậu (theo quan niệm tướng mạo thời xưa). (3) Bắp: ngô. (4) Nhân ảnh: hình người, bóng người. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A.Thơ tự do B.Thất ngôn tứ bát cú Đường luật C.Thơ 7 chữ D.Thơ bài luật Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong khổ thơ đầu? A. Phép đối, so sánh, câu hỏi tu từ B. Câu hỏi tu từ, so sánh, nhân hoá C. Điệp ngữ, so sánh, câu hỏi tu từ D. Điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh Câu 3: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ đầu bài thơ là bức tranh tả cảnh gì và mang vẻ đẹp như thế nào? A. Một bức tranh bình minh tươi đẹp B. Một cảnh tượng bình minh vô cùng tươi sáng C. Một bức tranh bình minh êm ả. D. Một bức tranh bình minh kì thú. Câu 4: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ thứ hai thuộc loại nào trong những bức tranh sau? A. Một bức tranh sông nước với đêm trăng huyền ảo, thơ mộng. B. Một bức tranh sông nước với đêm trăng buồn vắng. C. Một bức tranh sông nước với đêm trăng ảm đạm. D. Một bức tranh song nước với đêm trăng tươi đẹp. Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng nhất? Việc láy lại hai lần từ nắng và sử dụng liên tiếp các phụ ngữ (nắng hang cau, nắng mới) trên một dòng thơ (Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên) đã góp phần làm cho: A. Cảnh bình minh thêm đẹp. B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng, tươi mới, chan hòa của nắng. C. Không gian thêm rực rỡ, chói chang. D. Không gian như mở rộng vô cùng, vô tận. Câu 6: Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ về: A. Tình yêu đôi lứa B. Tình yêu thiên nhiên và con người xứ Huế mơ mộng C. Tình yêu thiên nhiên - cuộc sống - con người D. Cả B và C Câu 7: Sắc thái cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối của bài thơ không phải là sắc thái nào sau đây: A. Nhớ thương vô vọng B. Khát khao vô vọng C. Tuyệt vọng D. Hoài nghi Trả lời câu hỏi: Câu 8: Xác định ý nghĩa nhan đề “Đây thôn Vĩ Dạ”. Câu 9: Anh/chị hiểu như thế nào về câu hỏi cuối bài thơ (Ai biết tình ai có đậm đà?)? Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình- Hàn Mặc Tử? II. VIẾT (4,0 điểm) Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho cha Ngày Cha ra trận Mẹ lẻ loi
Bốn mươi năm sau Tấm vé tàu con mua cho cha
Con tàu đi trong rập rình cơn bão bên cánh rừng già
Chiếc ba lô rưng rưng
Cha ơi! Một tấm vé tàu Mùa ngâu… (Thơ Nguyễn Hữu Quý) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ trên? A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Nghị luận. Câu 2: Những hình ảnh được nhắc tới trong khổ thơ thứ 2 là: A. Con tàu, ba lô, tấm vé, suất cơm, hài cốt. B. Con tàu, ba lô, ấp iu, ghế mềm, suất cơm. C. Con tàu, ba lô, tấm vé, ghế mềm, hài cốt, cha. D. Con tàu, bình thường, tấm vé, suất cơm, cha. Câu 3: Các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3 là gì ? A. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. B. Nhân hóa, so sánh, điệp. C. So sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ. D. So sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ. Câu 4: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự đau xót của người con khi đón Cha trở về? A. Chiếc ba lô rưng rưng B. Ngồi thay Cha trên ghế mềm C. Bên ngực phải D. Đất phương Nam Câu 5: Giọng điệu nổi bật trong bài thơ là gì? A. Da diết, mãnh liệt. B. Nghẹn ngào, xúc động. C. Hào hùng, tha thiết. D. Sâu lắng, bồi hồi. Câu 6: Tại sao tác giả lại viết hoa từ “Cha”? A. Thể hiện sự trân trọng, kính yêu của người con dành cho cha của mình. B. Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trân trọng của người con trước sự hi sinh của người cha. C. Đó là cách viết thay cho tên gọi của người cha. D. Hình ảnh người Cha có giá trị biểu tượng cho Tổ quốc thiêng liêng. Câu 7: Vì sao tác giả lại cho rằng tấm vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”? A. Tấm vé tượng trưng hình ảnh của người cha. B. Đó là tấm vé không bị xé đi một góc, không giống với những tấm vé tàu bình thường khác. C. Trên tấm vé tàu có ghi tên hành khách. D. Tấm vé là cách người con nhận diện sự trở về, hiện hữu của cha mình. Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu: Câu 8: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung dòng thơ sau: Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc Câu 9: Vì sao tấm vé tàu Thống Nhất trong bài thơ lại không bị xé đi một góc? Trình bày ngắn gọn (3-5 câu) những cảm nhận của anh chị về hình ảnh tấm vé tàu này? Câu 10: Từ nội dung bài thơ trên, trình bày cảm nhận của anh chị về ý nghĩa sự hi sinh của những thế hệ đi trước(Trình bày trong khoảng 3-5 câu). II. VIẾT: (4,0 điểm) “Điều rất quý mà văn chương có thể làm được là giúp con người có tâm thế sống an nhiên, tự chủ, thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”, sau khi nó đã phơi trải dưới mắt ta toàn bộ cái mà ta thường vẫn gọi là sự phức tạp của con người, của cuộc đời”. (Phan Huy Dũng –Văn chương giúp con người thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”, Văn nghệ quân đội số 911, tháng 2/2019) Qua các sáng tác của Nguyễn Du, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường. ( Trích Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân. NXB Giáo Dục,1981) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 2. Chủ đề của văn bản là gì? A. Vẻ đẹp người lính B. Nỗi buồn chiến tranh C. Tình yêu đôi lứa D. Khát vọng tự do Câu 3. Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là ai? A. Anh giải phóng quân B. Người lính biển C. Cô thanh niên xung phong D. Anh bộ đội Câu 4. Hình ảnh nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp của anh giải phóng quân? A. Súng nổ tiến công B. Đang đứng bắn C. Bức thành đồng D. Đứng lặng im Câu 5. Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm gì? A. Tính truyền cảm B. Tính cá thể C. Tính hình tượng D. Tất cả đều đúng Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”? A. Làm nổi bật dáng đứng hiên ngang trước hòn tên mũi đạn của người chiến sĩ giải phóng quân. B. Nổi bật tình yêu đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ gìn độc lập, tự do cho tổ quốc. C. Nổi bật sự hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất. D. Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất và lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ giải phóng quân. Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” A. Từ dáng đứng hiên ngang của anh, hi vọng tổ quốc sẽ đổi thay, sẽ có một mùa xuân mới tốt đẹp. B. Đó là dáng đứng hiên ngang, bất khuất, sự hi sinh ấy đem lại độc lập tự do cho nhân dân. C. Từ dáng đứng của “anh” đã mở ra một chân trời mới, một tương lai tươi đẹp cho dân tộc Việt Nam. D. Sự hi sinh anh dũng của người chiến sĩ giải phóng quân đem lại niềm tin tất thắng, đất nước Việt Nam sẽ hòa bình, tràn ngập sắc xuân. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. “Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng gì về phẩm chất của người Việt Nam? Câu 9. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ? Câu 10. Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng). II. VIẾT: (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Khèn lên man điệu nàng e ấp, Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa? (Trích: “Tây Tiến” – Quang Dũng) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: GIÁNG KIỀU GIẬN BỎ ĐI (Trích Bích Câu kì ngộ) Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) gồm 678 câu thơ. Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên đều thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương từ rồi sinh bệnh. Theo lời một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tôi thì thấy một người bán bức tranh tố nữ hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi ăn. Sau, chàng giả vờ đến nơi học rồi về nhà quan sát. Điều kì lạ xảy đến thiếu nữ trong tranh ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hỏi hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới. Đoạn sau đây kể việc Giáng Kiều bị ngược đãi, giận bỏ đi. 445. Ngán thay khuyên nhủ đến lời Nước kia dội đá có mùi gì đâu Thôi ngày trọn, lại đêm thâu Cạn chung Lý Bạch, nghiêng bầu Lưu Linh Ma men quanh quẩn bên mình 450. Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương Mải mê say tỉnh tâm trường Liệu bài nàng lại tìm đường van lơn Trái tai vả lại ngứa gan Đang tay nỡ dập hoa tàn tả tơi 455. Dây đồng đứt hẳn làm đôi Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu! Nàng càng tầm tã tuôn châu Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai Rằng: “Thôi, tôi đã quá lời 460. Xui lòng nghĩ lại một hai kẻo mà…” Sinh đang vui chén la đà Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì Nói thôi, nói cũng chi chi Nghe ra tiếng nặng như chì, giọng say! 465. Nàng rằng: “Duyên nợ bấy nay Thương ôi nước đổ bốc đầy được đầu Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu Doành thu nên để bắc cầu mấy phen! Sá chi nữa, cái hoạ hèn 470. Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng Đã lòng rẽ thúy chia hương Đành lòng rẫy ngọc, ruồng vàng thì vâng Thôi thôi, thôi cũng cầm bằng Tơ hồng phó trả bà trăng cho rồi” 475. Lạy rồi, đứng lại sân ngoài Bên bàn say tỉnh mặc người ngồi trợ. (Theo Bích Câu kỳ ngộ, do Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính, NXB Tân Việt, 1964) Chọn đáp án đúng: Câu 1: Văn bản trên là truyện thơ vì: A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát). C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ 3. D. Có nhiều nhân vật đối thoại và được kể bằng thơ lục bát Câu 2: Thủ các từ sau vào vị trí phần ngoặc kép cho hợp lí. Tú Uyên rơi vào (vị trí 1), Giáng Kiều khuyến nhủ, van lơn không được. Có khi đang say, Tú Uyên (vị trí 2), nàng buồn rầu chỉ biết khóc lóc, nhận lỗi về mình. Quá buồn thảm vì (vị trí 3), Giáng Kiều đành nói lời từ biệt với Tú Uyên. A. Còn đánh B. Tình nhạt phai C. Cảnh rượu chè D. Chỉ biết khóc lóc Câu 3: Văn bản trên được thuật kể bằng lời của: A. Tú Uyên B. Giáng Kiều C. Người nhà D. Người kể chuyện Câu 4: Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc. A. Tú Uyên, Giáng Kiều. B. Tú Uyên, Giáng Kiều, thầy bói. C. Giáng Kiều, người bán tranh. D. Tú Uyên, người bán tranh. Câu 5: Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc? A. Mỉa mai, châm biếm B. Trân trọng, thương cảm C. Thương cảm, phê phán D. Khinh bỉ, đau xót Câu 6: Đoạn sau là lời của ai, nói với ai về điều gì? Ngán thay khuyên nhủ đến lời Nước kia dội đá có mùi gì đâu A. Lời của Giáng Kiều, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu. B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Kiều. C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Kiều. D. Lời của Giáng Kiều diễn tả tâm trạng chán ngán của mình. Câu 7: “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào? A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị. B. Tú Uyên là đá nên Giáng Kiều không nên khuyên nhủ. C. Lời khuyên của Giáng Kiều không có tác dụng đối với Tú Uyên. D. Lời nói của Giáng Kiều lạnh lẽo vô tình. Câu 8: Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượng nào trong gia đình Tú Uyên Ma men quanh quẩn bên mình Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương. B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai. C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương. D. Say men rượu lười đánh đàn. Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 9. Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả như thế nào? Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng nào?(1đ) Câu 10. Em có đồng ý với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao? (0.5đ) II. VIẾT (4 điểm) Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
a. Xác định nét tương đồng về hình thức và nội dung của 2 đoạn thơ trên b. Phân tích đôi nét sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ để diễn tả tâm trạng trong 2 đoạn thơ trên Câu 2: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về giá trị nhân đạo trong một số trích đoạn/ tác phẩm (2 tác phẩm trở lên) truyện thơ mà em yêu thích
- Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
Quảng cáo
|