Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 8Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI Đối thoại 1: Với một nhà thơ - Cháu thích làm gì nhất? - Làm thơ - (lắc đầu) Khổ lắm! Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ - Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé! - Nhất định rồi. Anh sẽ... - Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!) Đối thoại 3: Với một người buôn bán - Cô thử đi buôn một chuyến xem, Giàu hơn bán chữ trăm lần! - Tôi không bán chữ Tôi làm thơ - Cô sống bằng gì? - Viết báo - Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ Quên đi Đếm tiền sướng hơn chứ! - Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa Chị ta phá lên cười (!) 01.01.1998 (Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 20011, tr.111) Câu hỏi Câu 1. Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để làm gì? (0,5đ) Câu 2. Dấu chấm lửng (…) trong câu thơ “Nhất định rồi. Anh sẽ...” thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi nghe nhà họa sĩ tỏ ý muốn được tặng thơ? (0,5đ) Câu 3. Tại sao người buôn bán lại “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về nghề nghiệp của mình? (0,5đ) Câu 4. Hình ảnh nhân vật trữ tình - nhà thơ hiện lên ra sao qua cái nhìn của những nhân vật khác trong bài thơ? Điều đó thể hiện suy nghĩ gì của tác giả về những đam mê trong sáng tạo nghệ thuật? (0,5đ) Câu 5. Nếu đam mê một nghề nào đó nhưng ở vào tình cảnh như nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn chọn ứng xử như vậy? (1đ) Câu 6. Theo bạn, nếu một nhà thơ làm thơ “chỉ để giải tỏa những mong đợi” có tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực không? Vì sao? (1đ) II. VIẾT (6 điểm) Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh.
- Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án đề 8 Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để “đặt lên giá sách ở phòng khách”. Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ Nhớ lại kiến thức về dấu chấm lửng Lời giải chi tiết: Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình. Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Người đi buôn “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm. Câu 4 (0,5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Chú ý các đoạn đối thoại với từng đối tượng để thấy được hình ảnh nhà thơ Lời giải chi tiết: Qua cái nhìn của đồng nghiệp (đối thoại 1), nhà thơ hiện lên là người đáng thương, vì thích làm thơ là “khổ lắm”; qua cái nhìn của người họa sĩ, nhà thơ cũng giống như một người thợ bình thường, tạo ra những sản phẩm để trưng bày; qua cái nhìn của người đi buôn, nhà thơ hiện ra như một sự gàn dở vì làm những công việc phù phiếm. Điều đó thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn, cô độc của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Câu 5 (1 điểm)
Phương pháp: Nêu quan điểm của bản thân và đưa ra lý giải hợp lý Lời giải chi tiết: - Nêu được cách ứng xử: rõ ràng. - Trình bày lí do chọn cách ứng xử như vậy: nội dung trình bày đảm bảo tính logic, thuyết phục, hợp tình, hợp lí. Câu 6 (1 điểm)
Phương pháp: Nêu quan điểm của bản thân và đưa ra lý giải hợp lý Lời giải chi tiết: - Nêu được quan điểm của mình. - Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn. II. VIẾT (6 điểm) Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh. Phương pháp giải Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết
Quảng cáo
|