Đề thi học kì 1 Hóa 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Ester no đơn chức, mạch hở có CTPT là:

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Ester no đơn chức, mạch hở có CTPT là:

  • A

    CnH2nO2 (n≥1)

  • B

    CnH2nO (n≥2)

  • C

    CnH2nO2 (n≥2)

  • D

    CnH2nO (n≥1)

Câu 2 :

Muối nào sau đây có thể là xà phòng:

  • A

    CH3COONa

  • B

    CH3[CH2]14SO3Na     

  • C

    CH3[CH2]15COONa

  • D

    CH3[CH2]4COONa

Câu 3 :

Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt glucose và fructose:

  • A

    nước bromine

  • B

    Thuốc thử Tollens     

  • C

    Cu(OH)2/OH-, to        

  • D

    Cu(OH)2/OH-, to thường

Câu 4 :

Carbohydrate nào sau đây không chứa liên kết glycoside trong phân tử

  • A

    Maltose

  • B

    Tinh bột

  • C

    Fructose

  • D

    Saccharose

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây về amino acid là không đúng?

  • A

    Trong dung dịch, amino acid tồn tại ở dạng ion lượng cực và ion của amino acid đó.

  • B

    Tất cả amino acid đều có tính lưỡng tính

  • C

    Tất cả amino acid đều không làm quỳ tím đổi màu        

  • D

    Tất cả amino acid cấu tạo nên peptide và protein đều là a-amino acid

Câu 6 :

Nhỏ vài giọt lòng trắng trứng vào cốc chứa 30ml nước. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng gì xảy ra trong cốc.

  • A

    Nước thăng hoa         

  • B

    Đông tụ protein

  • C

    Dung dịch chuyển sang màu xanh tím

  • D

    Đông đặc protein

Câu 7 :

Polystyrene – PS (được điều chế bằng cách trùng hợp styrene) thường được dùng để sản xuất vỏ của các dụng cụ điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa… Lý do styrene có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo PS vì :

  • A

    Styrene có chứa liên kết đôi trong phân tử    

  • B

    Styren có chứa vòng benzene trong phân tử

  • C

    Styrene có chứa 2 nhóm chức có khả năng phản ứng     

  • D

    Styren là hydrocarbon thơm

Câu 8 :

Phương pháp nào sau đây không phải là cách hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường.

  • A

    Sử dụng đồ dẻo bền để dùng được lâu hơn

  • B

    Tái sử dụng đồ nhựa, tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

  • C

    Hạn chế sử dụng nhựa tái chế

  • D

    Sử dụng các loại polymer có khả năng phân hủy sinh học cho các đồ nhựa dùng 1 lần.

Câu 9 :

Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng xảy ra:

  • A

    Nhúng quỳ tím vào dung dịch methyl amine

  • B

    Nhúng quỳ tím vào dung dịch aniline

  • C

    Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch ammonia    

  • D

    Nhỏ vài giọt nước bromine vào dung dịch aniline.

Câu 10 :

Vì sao có thể dùng mỡ động vật để sản xuất xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa?

  • A

    Vì mỡ động vật chứa nhiều chất tẩy rửa

  • B

    Vì mỡ động vật có nhiều dưỡng chất tốt cho da

  • C

    Vì mỡ động vật chứa chất béo có khả năng tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo xà phòng

  • D

    Vì mỡ động vật chứa gốc acid no.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Nên dùng xà phòng cho nước cứng

  • B

    Không thể dùng chất giặt rửa tự nhiên cho nước cứng

  • C

    Không thể dùng chất giặt rửa tổng hợp cho nước cứng

  • D

    Dùng xà phòng thay thế các chất giặt rửa tổng hợp góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 12 :

Khi cây quang hợp sẽ lấy khí X và thải ra khí Y. X và Y lần lượt là:

  • A

    carbonic và nitrogen

  • B

    carbonic và oxygen    

  • C

    oxygen và carbonic

  • D

    oxygen và nitrogen

Câu 13 :

C6H5-NH2 là amin ở thể lỏng, ít tan trong nước. Tên nào sau đây không phải là tên của C6H5-NH2.

  • A

    benzyl amine

  • B

    benzene amine

  • C

    phenyl amine

  • D

    aniline

Câu 14 :

Cho các polymer sau: thủy tinh hữu cơ, poly styrene, tơ nylon-6,6, PVC. Có bao nhiêu polimer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 15 :

Vinyl acetate là một ester có CTPT là CH3COOCH=CH2. Phát biểu nào sau đây về vinyl acetate là không đúng?

  • A

    Là ester không no, có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở

  • B

    Có CTPT là C4H6O2

  • C

    Có thể trùng hợp tạo polymer

  • D

    Là đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

Câu 16 :

Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là :

(1) Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau

(2) Có thể phân biệt tinh bột với các carbohydrate khác bằng dung dịch I2

(3) Có thể phân biệt glucose và cellulose bằng Cu(OH)2/OH-, nhiệt độ thường.

(4) Khi đốt cháy glucose thu được số mol CO2 bằng số mol H2O và bằng số mol O2 đã tham gia phản ứng.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 17 :

Khói thuốc lá và thuốc lá có chứa một loại amine có thể tác động trực tiếp lên não, thần kinh, tim mạch, hô hấp gây hại cho sức khỏe con người. Tên của amine đó là

  • A

    Methyl amine

  • B

    aniline

  • C

    Nicotine

  • D

    alanine

Câu 18 :

Có các chất hữu cơ sau: triolein, cellulose, peptide, methyl acetate, fructose, protein.

Có bao nhiêu tham gia phản ứng thủy phân?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    3

  • D

    4

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu, là chất làm giãn mạch máu và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm.

Cho cấu trúc của Bradykinin sau:

a. Bradykinin thuộc loại oligopeptide.

Đúng
Sai

b. Có 11 đơn vị amino acid cấu tạo nên

Đúng
Sai

c. Có 10 liên kết peptide trong phân tử

Đúng
Sai

d. Có 1 phân tử glycine tham gia tạo Bradykinin.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Một thí nghiệm được mô tả như hình bên dưới:

a. Thí nghiệm trên biểu diễn tính điện ly của amino acid.

Đúng
Sai

b. Vệt được đánh dấu (1) là Lysine.

Đúng
Sai

c. Vệt được đánh dấu (3) là Glu

Đúng
Sai

d. Vệt được đánh dấu (2) là Ala.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ,  Một nhóm học sinh dự đoán " pH càng tăng thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng cao". Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để kiểm tra dự đoán trên như sau:

Buớc 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH bằng 5 .

Buớc 2: Thêm tiếp  dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều.

Buớc 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1-2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết.

Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi pH dung dịch trong Bước 1 lần lượt là 6; 7; 8; 9

Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian  (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 5; 6; 7; 8; 9 và vẽ đồ thị như hình bên:

a. Ở Bước 3 , nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột thủy phân hết.

Đúng
Sai

b. Theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở ở pH  =  9 diễn ra chậm hơn ở pH = 8.

Đúng
Sai

c. Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme amylase cao nhất tại pH = 7.

Đúng
Sai

d. Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme amylase tăng khi pH tăng.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Sản phẩm tơ Sorana được điều chế từ poly(trimethylene terephthalate). Tơ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đệt đặc biệt để sản xuất các loại đồ bơi.

a. Sorana được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp terephthalic acid và propane – 1,3 – diol.

Đúng
Sai

b. Công thức cấu tạo của poly(trimethylene terephthalate) là:

Đúng
Sai

c. Loại tơ này bền trong cả môi trường acid và base.

Đúng
Sai

d. 1 trong 2 monomer có phản ứng hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cao su chloroprene có thể tổng hợp từ acetylene theo sơ đồ:

Acetylene → vinyl acetylene → chloroprene → cao su chloroprene

Cần bao nhiêu tấn chloroprene để sản xuất 1 tấn cao su chloroprene? Giả sử hiệu suất phản ứng trùng hợp là 80%.

Đáp án:

Câu 2 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Phân tử khối của T bằng bao nhiêu amu?

Đáp án:

Câu 3 :

Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc 1 và bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N?

Đáp án:

Câu 4 :

D.E.P là dạng thuốc mỡ trị ghẻ không kê đơn chứa thành phần chính là hoạt chất diethyl phthalate (hàm lượng 9,5g/10g kem), thường dùng trong những trường hợp cần điều trị ghẻ ngứa, ghẻ nước và những tình trạng nhiễm trùng da khác. Diethyl phthalate có thể được điều chế bằng phản ứng ester hóa từ ethanol (C2H5OH) và phthalic acid (HOOC-C6H4-COOH). Để sản xuất một triệu tuýp thuốc D.E.P có khối lượng 10 g kem cần tối thiểu m tấn phthalic acid. Biết hiệu suất của phản ứng ester hóa tính theo phthalic acid là 60%. Giá trị của m là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Ester no đơn chức, mạch hở có CTPT là:

  • A

    CnH2nO2 (n≥1)

  • B

    CnH2nO (n≥2)

  • C

    CnH2nO2 (n≥2)

  • D

    CnH2nO (n≥1)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức phân tử của ester.

Lời giải chi tiết :

Ester no đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là: CnH2nO2 (n≥2)

Đáp án C

Câu 2 :

Muối nào sau đây có thể là xà phòng:

  • A

    CH3COONa

  • B

    CH3[CH2]14SO3Na     

  • C

    CH3[CH2]15COONa

  • D

    CH3[CH2]4COONa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid béo.

Lời giải chi tiết :

CH3[CH2]15COONa có thể là xà phòng.

Đáp án C

Câu 3 :

Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt glucose và fructose:

  • A

    nước bromine

  • B

    Thuốc thử Tollens     

  • C

    Cu(OH)2/OH-, to        

  • D

    Cu(OH)2/OH-, to thường

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose và fructose.

Lời giải chi tiết :

Dùng nước bromine có thể phân biệt glucose và fructose, vì chỉ có glucose làm mất màu dung dịch Br2.

Đáp án A

Câu 4 :

Carbohydrate nào sau đây không chứa liên kết glycoside trong phân tử

  • A

    Maltose

  • B

    Tinh bột

  • C

    Fructose

  • D

    Saccharose

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Fructose là monosaccharide nên không chứa liên kết glycoside.

Đáp án C

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây về amino acid là không đúng?

  • A

    Trong dung dịch, amino acid tồn tại ở dạng ion lượng cực và ion của amino acid đó.

  • B

    Tất cả amino acid đều có tính lưỡng tính

  • C

    Tất cả amino acid đều không làm quỳ tím đổi màu        

  • D

    Tất cả amino acid cấu tạo nên peptide và protein đều là a-amino acid

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

C sai vì glutamic acid hoặc lysine có thể làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án C

Câu 6 :

Nhỏ vài giọt lòng trắng trứng vào cốc chứa 30ml nước. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng gì xảy ra trong cốc.

  • A

    Nước thăng hoa         

  • B

    Đông tụ protein

  • C

    Dung dịch chuyển sang màu xanh tím

  • D

    Đông đặc protein

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của protein.

Lời giải chi tiết :

Lòng trắng trứng là protein có thể bị đông tụ khi đun nóng.

Đáp án B

Câu 7 :

Polystyrene – PS (được điều chế bằng cách trùng hợp styrene) thường được dùng để sản xuất vỏ của các dụng cụ điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa… Lý do styrene có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo PS vì :

  • A

    Styrene có chứa liên kết đôi trong phân tử    

  • B

    Styren có chứa vòng benzene trong phân tử

  • C

    Styrene có chứa 2 nhóm chức có khả năng phản ứng     

  • D

    Styren là hydrocarbon thơm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết :

Styrene có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo PS vì styrene có chứa liên kết đôi trong phân tử (C6H5 – CH = CH2)

Đáp án A

Câu 8 :

Phương pháp nào sau đây không phải là cách hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường.

  • A

    Sử dụng đồ dẻo bền để dùng được lâu hơn

  • B

    Tái sử dụng đồ nhựa, tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

  • C

    Hạn chế sử dụng nhựa tái chế

  • D

    Sử dụng các loại polymer có khả năng phân hủy sinh học cho các đồ nhựa dùng 1 lần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách sử dụng chất dẻo.

Lời giải chi tiết :

Tái chế sử dụng đồ nhựa, tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác có thể làm hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường.

Đáp án B

Câu 9 :

Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng xảy ra:

  • A

    Nhúng quỳ tím vào dung dịch methyl amine

  • B

    Nhúng quỳ tím vào dung dịch aniline

  • C

    Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch ammonia    

  • D

    Nhỏ vài giọt nước bromine vào dung dịch aniline.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amine.

Lời giải chi tiết :

Aniline không làm đổi màu quỳ tím nên không có hiện tượng xảy ra.

Đáp án B

Câu 10 :

Vì sao có thể dùng mỡ động vật để sản xuất xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa?

  • A

    Vì mỡ động vật chứa nhiều chất tẩy rửa

  • B

    Vì mỡ động vật có nhiều dưỡng chất tốt cho da

  • C

    Vì mỡ động vật chứa chất béo có khả năng tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo xà phòng

  • D

    Vì mỡ động vật chứa gốc acid no.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế xà phòng.

Lời giải chi tiết :

Vì mỡ động vật có chứa chất béo có thể tham gia phản ứng xà phòng hóa.

Đáp án C

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Nên dùng xà phòng cho nước cứng

  • B

    Không thể dùng chất giặt rửa tự nhiên cho nước cứng

  • C

    Không thể dùng chất giặt rửa tổng hợp cho nước cứng

  • D

    Dùng xà phòng thay thế các chất giặt rửa tổng hợp góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất giặt rửa của xà phòng.

Lời giải chi tiết :

D đúng, vì xà phòng dễ phân hủy hơn chất giặt rửa tổng hợp.

Đáp án D

Câu 12 :

Khi cây quang hợp sẽ lấy khí X và thải ra khí Y. X và Y lần lượt là:

  • A

    carbonic và nitrogen

  • B

    carbonic và oxygen    

  • C

    oxygen và carbonic

  • D

    oxygen và nitrogen

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của tinh bột

Lời giải chi tiết :

Khi quang hợp, cây lấy khí carbon dioxide (X) và thải ra khí oxygen (Y)

Đáp án B

Câu 13 :

C6H5-NH2 là amin ở thể lỏng, ít tan trong nước. Tên nào sau đây không phải là tên của C6H5-NH2.

  • A

    benzyl amine

  • B

    benzene amine

  • C

    phenyl amine

  • D

    aniline

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của amine.

Lời giải chi tiết :

C6H5 – NH2 có tên aniline hoặc phenyl amine hoặc benzene amine

Đáp án A

Câu 14 :

Cho các polymer sau: thủy tinh hữu cơ, poly styrene, tơ nylon-6,6, PVC. Có bao nhiêu polimer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết :

Tơ nylon – 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Đáp án A

Câu 15 :

Vinyl acetate là một ester có CTPT là CH3COOCH=CH2. Phát biểu nào sau đây về vinyl acetate là không đúng?

  • A

    Là ester không no, có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở

  • B

    Có CTPT là C4H6O2

  • C

    Có thể trùng hợp tạo polymer

  • D

    Là đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của ester

Lời giải chi tiết :

D sai, vì CH2 = CHCOOCH3 là đồng phân của vinyl acetate.

Đáp án D

Câu 16 :

Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là :

(1) Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau

(2) Có thể phân biệt tinh bột với các carbohydrate khác bằng dung dịch I2

(3) Có thể phân biệt glucose và cellulose bằng Cu(OH)2/OH-, nhiệt độ thường.

(4) Khi đốt cháy glucose thu được số mol CO2 bằng số mol H2O và bằng số mol O2 đã tham gia phản ứng.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

1. sai, tinh bột và cellulose chỉ có công thức tổng quát giống nhau.

2. đúng

3. sai, glucose và cellulose đều có phản ứng tạo phức xanh làm với Cu(OH)2/OH-, nhiệt độ thường.

4. đúng

Câu 17 :

Khói thuốc lá và thuốc lá có chứa một loại amine có thể tác động trực tiếp lên não, thần kinh, tim mạch, hô hấp gây hại cho sức khỏe con người. Tên của amine đó là

  • A

    Methyl amine

  • B

    aniline

  • C

    Nicotine

  • D

    alanine

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amine.

Lời giải chi tiết :

Nicotine là amine có trong khói thuốc lá.

Đáp án C

Câu 18 :

Có các chất hữu cơ sau: triolein, cellulose, peptide, methyl acetate, fructose, protein.

Có bao nhiêu tham gia phản ứng thủy phân?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết :

Các chất có tham gia phản ứng thủy phân: triolein, cellulose, peptide, methyl acetate, protein.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu, là chất làm giãn mạch máu và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm.

Cho cấu trúc của Bradykinin sau:

a. Bradykinin thuộc loại oligopeptide.

Đúng
Sai

b. Có 11 đơn vị amino acid cấu tạo nên

Đúng
Sai

c. Có 10 liên kết peptide trong phân tử

Đúng
Sai

d. Có 1 phân tử glycine tham gia tạo Bradykinin.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Bradykinin thuộc loại oligopeptide.

Đúng
Sai

b. Có 11 đơn vị amino acid cấu tạo nên

Đúng
Sai

c. Có 10 liên kết peptide trong phân tử

Đúng
Sai

d. Có 1 phân tử glycine tham gia tạo Bradykinin.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu trúc của Bradykinin.

Lời giải chi tiết :

a. đúng, vì Bradykinin có 8 liên kết CO – NH nên thuộc loại oligopeptide.

b. sai, có 9 đơn vị amino acid cấu tạo nên.

c. sai, có 8 liên kết peptide trong phân tử

d. đúng, các amino acid khác nhau tạo nên Bradykinin là arginỉne, proline, glycine, phenylalanine, serine.

Câu 2 :

Một thí nghiệm được mô tả như hình bên dưới:

a. Thí nghiệm trên biểu diễn tính điện ly của amino acid.

Đúng
Sai

b. Vệt được đánh dấu (1) là Lysine.

Đúng
Sai

c. Vệt được đánh dấu (3) là Glu

Đúng
Sai

d. Vệt được đánh dấu (2) là Ala.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Thí nghiệm trên biểu diễn tính điện ly của amino acid.

Đúng
Sai

b. Vệt được đánh dấu (1) là Lysine.

Đúng
Sai

c. Vệt được đánh dấu (3) là Glu

Đúng
Sai

d. Vệt được đánh dấu (2) là Ala.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính điện di của amino acid.

Lời giải chi tiết :

a. sai, thí nghiệm trên biểu diễn tính điện di của amino acid.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Câu 3 :

Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ,  Một nhóm học sinh dự đoán " pH càng tăng thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng cao". Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để kiểm tra dự đoán trên như sau:

Buớc 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH bằng 5 .

Buớc 2: Thêm tiếp  dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều.

Buớc 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1-2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết.

Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi pH dung dịch trong Bước 1 lần lượt là 6; 7; 8; 9

Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian  (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 5; 6; 7; 8; 9 và vẽ đồ thị như hình bên:

a. Ở Bước 3 , nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột thủy phân hết.

Đúng
Sai

b. Theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở ở pH  =  9 diễn ra chậm hơn ở pH = 8.

Đúng
Sai

c. Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme amylase cao nhất tại pH = 7.

Đúng
Sai

d. Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme amylase tăng khi pH tăng.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Ở Bước 3 , nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột thủy phân hết.

Đúng
Sai

b. Theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở ở pH  =  9 diễn ra chậm hơn ở pH = 8.

Đúng
Sai

c. Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme amylase cao nhất tại pH = 7.

Đúng
Sai

d. Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme amylase tăng khi pH tăng.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết về tinh bột kết hợp dữ liệu đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

a. sai, vì ở bước 3 nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột chưa bị thủy phân hết.

b. sai, vì theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở pH  =  9 diễn ra chậm hơn ở pH = 8 do thời gian tinh bột thủy phân ở pH = 9 lớn hơn ở pH = 8.

c. đúng, vì thời gian phản ứng thủy phân tinh bột hết là nhỏ nhất trong các môi trường pH.

d. sai, vì từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme amylase phụ thuộc vào pH môi trường.

Câu 4 :

Sản phẩm tơ Sorana được điều chế từ poly(trimethylene terephthalate). Tơ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đệt đặc biệt để sản xuất các loại đồ bơi.

a. Sorana được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp terephthalic acid và propane – 1,3 – diol.

Đúng
Sai

b. Công thức cấu tạo của poly(trimethylene terephthalate) là:

Đúng
Sai

c. Loại tơ này bền trong cả môi trường acid và base.

Đúng
Sai

d. 1 trong 2 monomer có phản ứng hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Sorana được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp terephthalic acid và propane – 1,3 – diol.

Đúng
Sai

b. Công thức cấu tạo của poly(trimethylene terephthalate) là:

Đúng
Sai

c. Loại tơ này bền trong cả môi trường acid và base.

Đúng
Sai

d. 1 trong 2 monomer có phản ứng hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của tơ.

Lời giải chi tiết :

a. sai, sorana được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.

b. đúng

c. sai, loại tơ này không bền trong môi trường kiềm vì polymer chế tạo tơ này chứa liên kết ester, dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm.

d. đúng.

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cao su chloroprene có thể tổng hợp từ acetylene theo sơ đồ:

Acetylene → vinyl acetylene → chloroprene → cao su chloroprene

Cần bao nhiêu tấn chloroprene để sản xuất 1 tấn cao su chloroprene? Giả sử hiệu suất phản ứng trùng hợp là 80%.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ đồ điều chế cao su chloroprene.

Lời giải chi tiết :

Acetylene → vinyl acetylene → nchloroprene → cao su chloroprene

                                                                            

Khối lượng chloroprene = 1,25 tấn                                            

Câu 2 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Phân tử khối của T bằng bao nhiêu amu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.

Lời giải chi tiết :

T là CH3COOC2H5 có phân tử khối bằng 88 amu.

Câu 3 :

Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc 1 và bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

C4H11N có các đồng phân cấu tạo là:

Amine bậc 1:

Amine bậc 2:

Câu 4 :

D.E.P là dạng thuốc mỡ trị ghẻ không kê đơn chứa thành phần chính là hoạt chất diethyl phthalate (hàm lượng 9,5g/10g kem), thường dùng trong những trường hợp cần điều trị ghẻ ngứa, ghẻ nước và những tình trạng nhiễm trùng da khác. Diethyl phthalate có thể được điều chế bằng phản ứng ester hóa từ ethanol (C2H5OH) và phthalic acid (HOOC-C6H4-COOH). Để sản xuất một triệu tuýp thuốc D.E.P có khối lượng 10 g kem cần tối thiểu m tấn phthalic acid. Biết hiệu suất của phản ứng ester hóa tính theo phthalic acid là 60%. Giá trị của m là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng ester hóa.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng diethyl phthalate có trong 1 triệu tuýp thuốc D.E.P là: 106.9,5 = 9500000g

Khối lượng phtalic aicd là: \(\frac{{9500000.166}}{{222}}:60\%  = 11839339,34g = 11,84\)tấn

close