Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Quảng cáo

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm:

Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất tương ứng với nội dung mỗi câu hỏi :

Câu 1. Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là:

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt trái đất.

Câu 2. Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian:

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.  

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 3. Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau:

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến

D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 4. Một hành khách nước ngoài đi chuyến bay liền từ nước mình tới sân bay Tân Sơn Nhất-Việt Nam vào lúc 20 h ngày 24/12/2009. Ông nhận thấy đồng hồ của mình kém với giờ Việt Nam là 6 giờ cùng ngày. Hỏi ông ta đi từ quốc gia có thủ đô thuộc múi giờ bao nhiêu.?

A. Múi h số 0                B. Múi h số 1 

C. Múi h số 2                D. Múi h số 3       

Câu 5. Frông khí quyển là:

A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí

B. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến

C. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí khác nhau về nhiệt độ và hướng gió.

D. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa

Câu 6.  Sông Lê-na, Ô - bi nằm ở:

A. Hoa Kỳ.                     B. Trung Quốc

C. Liên bang Nga           D. Ấn Độ.

Câu 7.  Nguồn cung cấp nước chủ yếu chủ yếu cho sông Nin là:

A. Nước mưa 

B. Nước ngầm

C. Nước băng tuyết tan

D. Nước từ hồ Victora

Câu 8. Gió biển là loại gió:

A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm. 

B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày

Câu 9. Đặc điểm của gió tây ôn đới là:

A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.

B. Thổi quanh năm , độ ẩm rất cao , thường mang theo mưa

C. Thổi vào mùa đông , gió lạnh và ẩm.

 D. Thổi quanh năm , gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 10. Khối khí có đặc điểm lạnh và ẩm ký hiệu là:

A. Am.                         B. Ac

C. Pc                           D. Pm.

Câu 11. Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến:

A. Gió Tây ôn đới và gió mùa  

B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.

C. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới và gió fơn.

 Câu 12. Trong quá trình hình thành đất thực vật có vai trò:

A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. Rễ bám vào các khe nứt của đá , làm phá hủy đá.

D. Góp phần làm biến đổi tính chất của đất.

Câu 13. Vào mùa mưa , lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao . Sông trở nên chảy xiết ,tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đòng ở hạ lưu . Trong tình huống này , có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí:

A. Khí quyển , thủy quyển , sinh quyển , thổ nhưỡng quyển .

B. Thủy quyển , sinh quyển , thạch quyển , thổ nhưỡng quyển.

C. Khí quyển , thủy quyển , sinh quyển , thạch quyển.

D. Khí quyển , thủy quyển ,thạch quyển , thổ nhưỡng quyển 

Câu 14. Cho ô thông tin sau:

Từ thấp lên cao ở vùng núi tây Capcaz có thể gặp các rừng cây lá rộng rụng lá mùa đông (trước tiên là rừng sồi, cao hơn là rừng dẻ), rừng lá kim, cây bụi, tuyết tùng và các bãi cỏ...

Hãy cho biết quy luật địa lí nào được thể hiện trong đoạn thông tin trên:

A. Quy luật địa đới  

B. Quy luật đai cao

C. Quy luật địa ô

D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lý.

Câu 15. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với:

A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.

B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.

 C. Số người trong độ tuổi lao động  

D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.

Câu 16. Cơ cấu dân số thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là:

A. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

B. Cơ cấu dân số theo lao động.

C. Cơ cấu dân số theo giới. 

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

 II. Tự luận (6.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

Em hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân và biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lý?

Câu 2. (2.0 điểm)

Khi nói về hoạt động sản xuất nông nghiệp, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Phân tro không bằng no nước”.

Nội dung câu tục ngữ trên nói về ảnh hưởng của nhân tố nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp? Hãy phân tích? Cho biết đúc kết kinh nghiệm này của cha ông ta có đúng trong thời đại hiện nay không?

Câu 3. (3.0 điểm)

Cho bảng số liệu :

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ , Anh năm 2000.

Đơn vị : %

a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Anh năm 2000.

b. Từ biểu đồ và bảng số liệu, em hãy rút ra nhận xét về cơ cấu lao động của các quốc gia trên. 

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
C A D B C C
7 8 9 10 11 12
A B B D A C
13 14 15 16    
D B B A    

II. Tự luận

Câu 1.

Trình bày khái niệm và nguyên nhân và biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lý:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận trong lớp vỏ địa lí

- Nguyên nhân: do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh

- Biểu hiện của quy luật:

Bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ

Ví dụ: Khi phá hủy một cánh rừng, nhiều loài thực vật mất đi, động vật phải di chuyển đến nơi ở khác Mùa mưa, dòng chảy mặt tăng lên rửa trôi đất đai, làm trơ sỏi đá. Đất đai cuốn vào dòng nước chảy xiết tạo thành lũ bùn, vùi lấp tất cả vật chất phía chân núi.

Như vậy việc phá hủy rừng vừa tác động đến sinh quyển; khí quyển (mưa) + sự thay đổi thảm thực vật tác động đến thủy quyển. Sau đó thủy quyển lại tác động đến thổ nhưỡng quyển...

Câu 2.

Khi nói về hoạt động sản xuất nông nghiệp, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Phân tro không bằng no nước”.

Nội dung câu tục ngữ trên nói về ảnh hưởng của nhân tố nước tới sản xuất nông nghiệp.

Phân tích: dù cung cấp nhiều phân đạm cho đất nhưng nếu không cung cấp đủ nước thì cây trồng cũng không thể sinh trưởng và phát triển tốt

Theo quan điểm cá nhân, đúc kết kinh nghiệm này của cha ông ta vẫn đúng trong thời đại hiện nay bởi dù thời đại nào, công nghệ có tiến bộ đến đâu thì cây trồng vẫn cần có nước mới có thể sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất tốt. Đáp ứng tốt nguồn nước sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững hơn cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học hiện nay cũng đưa vào sản xuất nhiều loại phân bón chất lượng, cho năng suất cao trong nông nghiệp, đó cũng là điều cần thiết với sản xuất nông nghiệp.

Câu 3.

a. Vẽ biểu đồ

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trong 1-3 năm hoặc 1-3 đối tượng là biểu đồ tròn.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Anh năm 2000

 

Đơn vị: %

Chú ý: biểu đồ có bán kính 2 đường tròn bằng nhau (do không thể hiện quy mô); có đầy đủ chú giải; đơn vị, tên biểu đồ, có số liệu từng thành phần

b. Nhận xét

Năm 2000, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ và Anh có sự khác biệt

- Ấn Độ có tỉ trọng lao động trong khu vực I cao, chiếm hơn nửa tổng số lao động (63%); tỉ trọng lao động khu vực II (16%) và khu vực III (21%) còn thấp

- Anh có tỉ trọng lao động khu vực I rất thấp (chỉ 2,2%); tỉ trọng lao động khu vực II khá thấp (26,2%); tỉ trọng lao động khu vực III rất cao (chiếm tới 71,6% tổng số lao động)

- So với Anh, tỉ trọng lao động khu vực I của Ấn Độ rất cao, gấp 28,6 lần

- So với Ấn Độ, tỉ trọng lao động khu vực III của Anh rất cao; gấp 3,4 lần

⟹ Ấn Độ có cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước đang phát triển, ngành nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo trong khi Anh có cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước phát triển, tiến bộ, dịch vụ giữa vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu lao động cũng như cơ cấu kinh tế.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Địa lí 10 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close