Đề số 5 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6 Quảng cáo
Đề bài 1.TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Mục tiêu giao tiếp của phương thức tự sự là gì? A. Tái hiện trạng thái nhân vật. B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. C.Nêu ý kiến đánh giá, bình luận. D. Trình bày diễn biến sự việc Câu 2: Bộ phận từ mượn nào sau đây, tiếng Việt vay mượn nhiều nhất? A. Tiếng Pháp B. Tiếng Mĩ C.Tiếng Anh D. Tiếng Hán Câu 3: Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng Hán cổ để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ biếu thị. Nhận định này đúng hay sai? A.Sai B. Đúng Câu 4: Các từ sau mượn từ tiếng nào: giang sơn, xà-phòng, mít-tinh, diện, Xô-viết, hòa bình, in-tơ-nét, bơm, tàu thuỷ, ra-đi-ô, sính lễ, giai nhân, ẩm thực, nhạc Pop. 2.TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (4 điểm): Câu nói đầu tiên mà nhân vật Thánh Gióng cất lên là gì? Ý nghĩa của câu nói đó? Câu 2 (4 điểm): Phân biệt từ “tái giá” và “tái hôn”. Cho ví dụ. Lời giải chi tiết
Câu 4: - Từ gốc Hán: giang sơn, điện, hoà bình, bơm, tàu thuỷ, sính lễ, giai nhân, ẩm thực. - Từ gốc Pháp: xà-phòng (xà bông). - Từ gốc Nga: Xô-viết - Từ gốc Anh: mít tinh, in-tơ-nét, ra-đi-ô, nhạc Pop. 2. Tự LUẬN (8 điểm) Câu 1 (4 điểm) - Câu nói đầu tiên nhân vật Thánh Gióng cất lên là câu nói đòi đi đánh giặc: “Ông về… Ta sẽ phá tan lũ giặc này”. - Tiếng nói ấy biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc của Gióng, cũng là của nhân dân ta. Nó thế hiện được ý chí và niềm tin chiến thắng, đồng thời thể hiện được thái độ tự cường, tự chủ của dân tộc. Câu 2 (4 điểm) - Phân biệt: + Tái giá: Tái (lại một lần nữa), giá (đi lấy chồng). + Tái hôn: Tái (lại một lần nữa), hôn (lấy vợ, cưới vợ). - Ví dụ: + Mẹ Tấm chết, người cha tái hôn với một người đàn bà khác, sinh ra Cám. + Muốn có chỗ dựa tinh thần cho các con, chị tôi đã tái giá. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|