Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 8Tải về Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4m2 5dm2 = ……. dm2 Giá trị của biểu thức a + b – c với a = 3; b = 11; c = 5 là ... Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1: Số gồm 5 trăm nghìn, 2 nghìn, 3 chục, 4 đơn vị viết là: A. 502 034 B. 520 034 C. 502 304 D. 532 004 Câu 2: Số “Mười lăm nghìn bốn trăm mười hai” viết là: A. 14 512 B. 15 452 C. 15 412 D. 14 542 Câu 3: Cho biểu thức: 32 + 128. Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho? A. 138 + 32 B. 128 + 32 C. 102 + 38 D. 108 + 32 Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4m2 5dm2 = ……. dm2 A. 45 B. 405 C. 450 D. 4005 Câu 5: Giá trị của biểu thức a + b – c với a = 3; b = 11; c = 5 là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 6: Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là: A. 10 B. 98 C. 99 D. 100 II. TỰ LUẬN Câu 7: Cho các số: a) Trong các số trên, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ? b) Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé: ………………………………………………………… c) Làm tròn số bé nhất trong các số trên đến hàng trăm: ……………………………………………… d) Làm tròn số lớn nhất trong các số trên đến hàng nghìn: …………………………………………… Câu 8: Lớp 3A có 31 học sinh, lớp 3B có 36 học sinh, lớp 3C có 32 học sinh. Tính số học sinh trung bình của cả ba lớp. Câu 9: Vụ mùa năm nay, bác Hùng thu hoạch được 2 380 kg thóc, bác Dũng thu hoạch được nhiều hơn bác Hùng 450 kg thóc, bác Nam thu hoạch được ít hơn nhà bác Dũng 230 kg thóc. Hỏi cả ba người thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? Câu 10: Lan có 6 hộp kẹo, Lan cho bạn 24 viên kẹo thì Lan còn lại 4 hộp kẹo nguyên. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo? Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số gồm 5 trăm nghìn, 2 nghìn, 3 chục, 4 đơn vị viết là: A. 502 034 B. 520 034 C. 502 304 D. 532 004 Phương pháp: Viết các chữ số theo thứ tự từ trái sang phải, hàng nào không có ta điền số 0. Cách giải: Số gồm 5 trăm nghìn, 2 nghìn, 3 chục, 4 đơn vị viết là: 502 034. Chọn A. Câu 2: Số “Mười lăm nghìn bốn trăm mười hai” viết là: A. 14 512 B. 15 452 C. 15 412 D. 14 542 Phương pháp: Viết số. Cách giải: Số “Mười lăm nghìn bốn trăm mười hai” viết là: 15 452. Chọn C. Câu 3: Cho biểu thức: 32 + 128. Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho? A. 138 + 32 B. 128 + 32 C. 102 + 38 D. 108 + 32 Phương pháp: Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a Cách giải: 32 + 128 = 128 + 32 Chọn B. Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4m2 5dm2 = ……. dm2 A. 45 B. 405 C. 450 D. 4005 Phương pháp: Sử dụng liên hệ giữa các đơn vị đo: 1m2 = 100 dm2 Cách giải: Ta có: 1m2 = 100 dm2 Vậy: 4m2 5dm2 = 405 dm2 Chọn B. Câu 5: Giá trị của biểu thức a + b – c với a = 3; b = 11; c = 5 là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Phương pháp: Thay a = 3; b = 11; c = 5 vào biểu thức rồi tính. Cách giải: Với a = 3; b = 11; c = 5 ta có: a + b – c = 3 + 11 – 5 = 9 Chọn C. Câu 6: Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là: A. 10 B. 98 C. 99 D. 100 Phương pháp: Chọn chữ số hàng chục là 9, chữ số hàng đơn vị là 8. Cách giải: Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là 98. Chọn B. II. TỰ LUẬN Câu 7: Cho các số: a) Trong các số trên, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ? b) Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé: c) Làm tròn số bé nhất trong các số trên đến hàng trăm: d) Làm tròn số lớn nhất trong các số trên đến hàng nghìn: Phương pháp: a) Các số chẵn có chữ số hàng đơn vị là 0, 2, 4, 6, 7. Còn lại là số lẻ. b) So sánh rồi sắp xếp các số theo thứ tự từ số lớn nhất đến số bé nhất. c) Chọn số bé nhất trong 4 số. So sánh chữ số hàng chục với 5, nếu chữ số hàng chục bé hơn 5 thì ta làm tròn xuống, ngược lại thì làm tròn lên. d) Chọn số lớn nhất trong 4 số. So sánh chữ số hàng trăm với 5, nếu chữ số hàng trăm bé hơn 5 thì ta làm tròn xuống, ngược lại thì làm tròn lên. Cách giải: a) Các số chẵn là: 78 152 và 79 308. Các số lẻ là: 67 295 và 77 531. b) Các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 79 308; 78 152; 77 531; 67 295. c) Số bé nhất là 67 295. Làm tròn đến hàng trăm ta được: 67 300. d) Số lớn nhất là 79 308. Làm tròn đến hàng nghìn ta được: 79 000. Câu 8: Lớp 3A có 31 học sinh, lớp 3B có 36 học sinh, lớp 3C có 32 học sinh. Tính số học sinh trung bình của cả ba lớp. Phương pháp: Muốn tìm số trung bình cộng của các số ta lấy tổng của các số đó chia cho số các số hạng. Cách giải: Số học sinh trung bình của ba lớp là: (31 + 36 + 32) : 3 = 33 (học sinh) Đáp số: 33 học sinh. Câu 9: Vụ mùa năm nay, bác Hùng thu hoạch được 2 380 kg thóc, bác Dũng thu hoạch được nhiều hơn bác Hùng 450 kg thóc, bác Nam thu hoạch được ít hơn nhà bác Dũng 230 kg thóc. Hỏi cả ba người thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? Phương pháp: Bước 1: Tính số kg thóc bác Dũng thu hoạch được = Số kg thóc bác Hùng thu hoạch được + 450 kg Bước 2: Tính số kg thóc bác Nam thu hoạch được = Số kg thóc bác Dũng thu hoạch được – 230 kg Bước 3: Tính tổng số kg thóc ba người thu hoạch được Cách giải: Bác Dũng thu hoạch được số kg thóc là: 2380 + 450 = 2830 (kg) Bác Nam thu hoạch được số kg thóc là: 2830 – 230 = 2600 (kg) Cả ba người thu hoạch được số kg thóc là: 2380 + 2830 + 2600 = 7810 (kg) Đáp số: 7 810 kg. Câu 10: Lan có 6 hộp kẹo, Lan cho bạn 24 viên kẹo thì Lan còn lại 4 hộp kẹo nguyên. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo? Phương pháp: Bước 1: Tính số hộp kẹo Lan cho bạn = Số hộp ban đầu – Số hộp còn lại Bước 2: Tính số viên kẹo mỗi hộp có = Số viên kẹo Lan cho bạn : Số hộp kẹo Lan cho bạn Bước 3: Tính số viên kẹo lúc đầu Lan có = Số viên kẹo mỗi hộp có × Số hộp kẹo lúc đầu Lan có Cách giải: Lan cho bạn số hộp kẹo là: 6 – 4 = 2 (hộp) Mỗi hộp có số viên kẹo là: 24 : 2 = 12 (viên) Lan có số viên kẹo là: 12 x 6 = 72 (viên) Đáp số: 72 viên kẹo.
Quảng cáo
|