Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. Quá trình bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất được phân bố

Quảng cáo

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Khái niệm: Là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).

- Đặc điểm:

   + Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.

   + Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).

+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn.

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.

b)Phân bố theo lục địa và đại dương

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

   + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

   + Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.

c) Phân bố theo địa hình

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…


Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close