Bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp của núi non, biển cả Bình Định. Với những địa danh như: núi Vọng Phu là ca ngợi lòng thủy chung, son sắt của người vợ bồng con ngóng trông chồng về; đầm Thị Nại và cù lao Xanh gợi nhắc đến chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Qua bài ca dao cũng thể hiện niềm tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương và lòng biết ơn, sự đồng cảm với những vất vả, lòng thủy chung sâu sắc và tâm hồn hiền lành, chăm chỉ trong cuộc sống đời thường của nhân dân.
núi Vọng Phu: tên một khối đá nằm trên đỉnh núi Bà, thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Là hai khối đá hình giống như một người đàn bà tay dắt con đang ngóng phía khơi xa. Theo tiềm thức dân gian thì đây là biểu tượng của lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng.
đầm Thị Nại: một đầm nằm ở địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Là đầm nước mặn lợ lớn nhất tỉnh Bình Định với diện tích hơn 5.000 ha. Phù sa từ các nhánh sông Kôn, sông Hà Thanh đều đổ về đây, lâu dần bồi đắp khiến cho đầm càng đầy thêm.
cù lao Xanh: là một hải đảo gần với vịnh Xuân Đài, xã Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cù lao này nằm cách bờ biển nội thành Quy Nhơn khoảng 24 km về phía tây bắc và bờ biển tỉnh Phú Yên 22 km về phía tây. Đây là địa điểm còn khá nguyên sơ, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Bài ca dao khẳng định phẩm chất thanh lịch trong toàn bộ cách ứng xử của người dân kinh đô, người dân thủ đô luôn ý thức rất rõ điều đó và tìm ra cho mình một cách ứng xử văn hóa rất đặc trưng, xứng đáng với truyền thống của người Tràng An xưa.
Bài ca dao khẳng định vẻ đẹp hùng vĩ của núi non đất nước ta, với những con dốc thẳng đứng, đèo cao vực thẳm hay rừng thiêng nước độc. Đồng thời nêu lên ước mơ chinh phục thiên nhiên, niềm tự hào về quê hương xứ sở.