TUYENSINH247 KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC LỚP 1-9 NĂM MỚI 2025-2026

GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN

XEM NGAY
Xem chi tiết

Bài 95 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Các đường cao hạ từ A và B của tam giác ABC cắt nhau tại H (góc C khác 90o) và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại D và E.

Quảng cáo

Đề bài

Các đường cao hạ từ AB của tam giác ABC cắt nhau tại H (góc C khác 900) và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại DE. Chứng minh rằng:

a) CD=CE ;     b) ΔBHD cân ;     c) CD=CH


Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)  Sử dụng: “Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau” và hai góc phụ nhau từ đó suy ra hai cung bằng nhau và hai dây bằng nhau.

b)  Chứng minh tam giác BHD có BK vừa là đường cao vừa là đường phân giác nên nó là tam giác cân

c)  Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng  

Lời giải chi tiết

 

a) Gọi K là giao điểm của BC và AD

Gọi I là giao điểm của BE và AC 

Cách 1:

Ta có: ^ADB=^AEB (1) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

^DBC+^ADB=900 (2) (do tam giác BDK vuông tại K)

^AEB+^CAE=900 (3) (do tam giác AIE vuông tại I)

 Từ (1), (2), (3) ^CBD=^CAE (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

^CBD là góc nội tiếp chắn cung CD

^EAC là góc nội tiếp chắn cung CE 

sđCD= sđ\overparen{CE}

Suy ra CD = CE

Cách 2:

BC \bot AD nên \widehat{AKB}=90^0

Lại có \widehat{AKB} là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn cung AB và CD nên

\widehat{AKC}=\dfrac{sđ\overparen {DC}+sđ \overparen {BA}}{2}=90^0

Suy ra sđ\overparen {AB}+sđ \overparen {CD}=180^0 (1) 

BE \bot AC nên \widehat{AIB}=90^0

Lại có \widehat{AIB} là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn cung AB và CE nên

\widehat{AIB}=\dfrac{sđ\overparen {CE}+sđ \overparen {AB}}{2}=90^0

Suy ra sđ\overparen {AB}+sđ \overparen {CE}=180^0 (2)

Từ (1) và (2) suy ra sđ \overparen {CE}=sđ \overparen {CD}

Suy ra  \overparen {CE}=\overparen {CD}, do đó CE=CD.

b) Ta có \widehat {EBC} và \widehat {CB{\rm{D}}} là góc nội tiếp lần lượt chắn cung \overparen{CE}\overparen{CD} trong đường tròn O\overparen{CD}= \overparen{CE}

nên \widehat {EBC} = \widehat {CB{\rm{D}}} ( 2 góc nội tiếp chắn 2 cung bằng nhau thì bằng nhau)

\Rightarrow BK là phân giác của \widehat {HBD}

Lại có BK vuông góc với HD (giả thiết H là trực tâm của tam giác ABC). Suy ra BK vừa là đường cao vừa là đường phân giác của tam giác HBD nên  ∆BHD cân tại B

c) Vì ∆BHD cân nên đường cao BK đồng thời là đường trung trực.

Điểm C nằm trên đường trung trực của HD nên CH = CD

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close