Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối trang 53 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức

a) Tính thể tích của quyển từ điển dạng hình hộp chữ nhật dưới đây.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Giải Bài 1 trang 53 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

a) Tính thể tích của quyển từ điển dạng hình hộp chữ nhật dưới đây.

b) Hãy cho biết Rô-bốt có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu cuốn từ điển như thế vào chiếc thùng có chiều dài 44 cm, chiều rộng 36 cm và chiều cao 30 cm.

Phương pháp giải:

a) Thể tích quyển sách = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao.

b)

- Thể tích chiếc thùng = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao.

- Số quyển sách xếp vào thùng = Thể tích chiếc thùng : Thể tích quyển sách.

Lời giải chi tiết:

Bài giải

a) Thể tích quyển sách là:

18 x 11 x 5 = 990 (cm3)

b) Thể tích chiếc thùng là:

44 x 36 x 30 = 47 520 (cm3)

Số quyển sách xếp vào thùng là:

47 520 : 990 = 48 (quyển)

Đáp số: a) 990 cm3

                        b) 48 quyển sách

Bài 2

Giải Bài 2 trang 53 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Một ngăn tủ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80 cm, chiều rộng 30 cm và chiều cao 50 cm. Rô-bốt muốn xếp các hộp quà dạng hình lập phương cạnh 15 cm vào ngăn tủ đó. Em ước lượng Rô-bốt có thể xếp vào ngăn tủ đó nhiều nhất là .......... hộp quà.

Phương pháp giải:

- Tính thể tích hộp quà.

- Tính thể tích ngăn tủ.

- Tính số hộp quà được xếp vào ngăn tủ = Thể tích ngăn tủ : Thể tích hộp quà.

Lời giải chi tiết:

Thể tích hộp quà là:

15 x 15 x 15 = 3 375 (cm3)

Làm tròn 3 375 ta được 3 000

Thể tích ngăn tủ là:

80 x 30 x 50 = 120 000 (cm3)

Ước lượng số hộp quà được xếp vào ngăn tủ là:

120 000 : 3 000 = 40 (hộp quà)

Em ước lượng Rô-bốt có thể xếp vào ngăn tủ đó nhiều nhất là 40 hộp quà.

Bài 3

Giải Bài 3 trang 54 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Một hộp bánh có kích thước như hình dưới đây:

Trong những chiếc hộp sau, hộp nào có thể tích bằng hoặc gần nhất với thể tích của hộp bánh trên?

Phương pháp giải:

Tính thể tích hộp bánh và mỗi chiếc hộp rồi sau đó so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Thể tích hộp bánh là: 20 x 5 x 5 = 500 (cm3).

- Thể tích hộp A là: 10 x 10 x 10 = 1 000 (cm3).

- Thể tích hộp B là: 8 x 5 x 10 = 400 (cm3).

- Thể tích hộp C là: 14 x 4 x 4 = 224 (cm3).

- Thể tích hộp D là: 10 x 9 x 6 = 540 (cm3).

Vậy hộp D có thể tích gần nhất với thể tích của hộp bánh trên.

Bài 4

Giải Bài 4 trang 54 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Nam dùng xốp để làm kệ đặt chậu cây cảnh như hình bên. Tính thể tích xốp Nam dùng để làm chiếc kệ đó.

Phương pháp giải:

- Tính thể tích hai khối xốp.

- Thể tích xốp Nam dùng bằng tổng thể tích hai khối xốp.

Lời giải chi tiết:

Bài giải

Đổi 1 m = 100 cm

Chiều dài của khối xốp lớn là:

240 – 70 = 170 (cm)

Thể tích của khối xốp lớn là:

140 x 80 x 100 = 1 120 000 (cm3)

Chiều cao của khối xốp nhỏ là:

100 – 40 = 60 (cm)

Thể tích của khối xốp nhỏ là:

80 x 70 x 60 = 336 000 (cm3)

Thể tích xốp Nam cần dùng là:

1 120 000 + 336 000 = 1 456 000 (cm3)

Đáp số: 1 456 000 cm3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close