Bài 4: Đánh giá cuối học kì 2 trang 158 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạoĐọc thành tiếng một đoạn trong truyện sau. Chú quạ thông minh. Đọc bài sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới. Vui chơi không phải là vô ích. Đến giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì. Chọn từ ngữ dưới đây để viết vào vở tên của từng biển báo. Viết vào vở từ ngữ hoặc câu phù hợp với nội dung của bức tranh dưới đây. Nghe đọc truyện và thực hiện các yêu cầu sau. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần A A. Đọc thành tiếng một đoạn trong truyện sau Chú quạ thông minh
Tìm nước uống Một hôm trời nắng to, quạ khát nước đến khô cả cổ. Nó bay mãi để tìm nước uống mà chưa tìm thấy. Tuy mệt, nhưng quạ không nản. Bỗng quạ thấy một cái bình to ở dưới gốc cây phía trước. Nó lập tức bay tới rồi sà xuống. Thấy bình nước Đến nơi, quạ mới biết bình nước có cái cổ cao, miệng nhỏ. Nước chỉ có ở phần đáy bình. Quạ fìm mọi cách để có nước uống. Nhưng nó vẫn không uống được. Trời mỗi lúc một nắng, nóng hơn. Mỗi lúc quạ một khát nước hơn.
Chưa uống được Quạ cảm thấy mệt hơn lúc chưa thấy bình nước. Nó vẫn không nản. Nó cố sức xô cái bình đổ, để cho nước chảy ra. Quạ xô mãi, bình vẫn không đổ. Không bỏ cuộc, quạ lại tìm cách khác. Nó nghĩ: "Chẳng lẽ mình lại thua cái bình?”.
Uống nước Nhìn ra xung quanh, bỗng quạ thấy mấy hòn sỏi ở gần đấy. Mắt quạ sáng lên. Nó kêu to: "Quạ... quạ... quạ…” vẻ mừng rỡ. Rồi nó gắp từng hòn sỏi thả vào bình. Một lát sau, nước từ từ dâng lên gần miệng bình. Quạ tha hồ uống. Theo La Phông-ten Phần B B. Đọc bài sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Vui chơi không phải là vô ích Đến giờ chơi, học sinh các lớp đều ra sân. Nhóm nhảy dây, nhóm nhảy lò cò, nhóm đá cầu, nhóm bịt mắt bắt dê. Khắp sân trường đầy tiếng nói, tiếng cười. Có một cậu bé vẫn ngồi lại trong lớp. Cậu đang chăm chú đọc sách. Thầy giáo bèn đến bên cậu, thầy hỏi: - Sao con không ra sân chơi? Cậu trả lời: - Thưa thầy, con nghĩ đi học phải chăm chỉ học, không chơi đùa ạ. Thầy nói: - Chăm học là rất tốt. Vui chơi cũng rất cần. Nếu con chỉ học bài mà không nghỉ chút nào, sẽ bị mệt mỏi. Phải có học và có vui chơi thì việc học mới tốt hơn. Theo Quốc văn giáo khoa thư Câu 1 1. Đánh dấu tích vào ô vuông trước ý em chọn: a. Đến giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì?
b. Cậu bé không ra sân chơi cùng các bạn vì cậu nghĩ rằng:
c. Thầy giáo đã khuyên cậu bé cần phải:
Phương pháp giải: Em đọc bài đọc và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a. Đến giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì?
b. Cậu bé không ra sân chơi cùng các bạn vì cậu nghĩ rằng:
c. Thầy giáo đã khuyên cậu bé cần phải:
Câu 2 2. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi dưới đây: Vì sao vui chơi không phải là vô ích? Phương pháp giải: Em đọc bài đọc và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Vui chơi không phải là vô ích vì nếu chỉ học bài mà không nghỉ chút nào sẽ bị mệt mỏi. Phải có học và có vui chơi thì việc học mới tốt hơn. Phần C Câu 1: 1. Nghe - viết: Có người trồng lúa, ta mới có cơm để ăn. Có thợ xây, thợ may, ta mới có nhà để ở, áo quần để mặc. Mọi vật ta dùng đều nhờ người làm mà có. Theo Quốc văn giáo khoa thư Phương pháp giải: Lưu ý: - Viết hoa chữ cái đầu câu. - Viết đúng chính tả. Lời giải chi tiết: Em chủ động viết bài vào vở. Câu 2 2. Chọn chữ thích hợp thay vào ô vuông:
Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: - c hoặc k: cây cối, tìm kiếm, hạt kê - g hoặc gh: gan dạ, ghi chép, ghép vần - ng hoặc ngh: nghệ sĩ, tắc nghẽn, bà ngoại Câu 3 3. Chọn từ ngữ dưới đây để viết vào vở tên của từng biển báo: Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải chi tiết: Câu 4 4. Viết vào vở từ ngữ hoặc câu phù hợp với nội dung của bức tranh dưới đây: Phương pháp giải: Em quan sát tranh để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Quạ gắp từng hòn sỏi thả vào bình. Một lát sau, nước từ từ dâng lên gần miệng bình. Quạ tha hồ uống. Phần D D. Nghe đọc truyện và thực hiện các yêu cầu sau: Gấu con chia quà Gấu con được bác voi cho một giỏ táo. Về nhà, gấu con chọn những quả táo thơm nhất biếu bố mẹ. Còn lại hai quả, gấu con lấy quả táo to hơn đưa cho em. Gấu em vui, gấu con cũng vui theo, Theo Thái Chí Thanh Dựa vào truyện vừa nghe, hãy đánh dấu tích vào ô vuông trước ý em chọn: 1. Ai cho gấu con giỏ táo?
2. Gấu con chia táo cho những ai? ☐ bác voi, bố mẹ ☐ bố mẹ, gấu em ☐ gấu em, bác voi Phương pháp giải: Em đọc câu chuyện để trả lời. Lời giải chi tiết: 1. Bác voi cho gấu con giỏ táo. 2. Gấu con chia táo cho bố mẹ, gấu em.
Quảng cáo
|