Bài 2: Vui học ở Thảo cầm viên trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo

Quan sát tranh và cho biết: Bạn nhỏ đang ở đâu. Tên của hai, ba con vật trong tranh. Vui học ở Thảo cầm viên. Tìm trong bài đọc tiếng có vần ui, uôi. Thảo cầm viên có những khu vực nào. Học sinh có thể đến Thảo cầm viên để làm gì. Tô chữ hoa: M. Nghe - viết: Khi đến Thảo cầm viên, các em cũng có thể vào khu vui chơi. Thay hình ngôi sao bằng chữ ng hoặc chữ ngh. Thay hình chiếc lá (chữ in đậm) bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã. Nói về một trong các bức tranh dưới đây theo gợi ý. Giải câu đố sau.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nói và nghe

Quan sát tranh và cho biết:

- Bạn nhỏ đang ở đâu?

- Tên của hai, ba con vật trong tranh. 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

- Bạn nhỏ đang ở sở thú (Thảo cầm viên).

- Con vật xuất hiện trong tranh: hươu cao cổ, voi, gấu, chim.

Đọc

Vui học ở Thảo cầm viên

Thảo cầm viên có rất nhiều khu vực. Đó là khu nuôi chim, thú, khu cây cảnh và khu vui chơi giải trí. 

Học sinh đến Thảo cầm viên để tham quan, tìm hiểu về các loài chim, thú và cây cỏ. Các em cũng có thể vào khu vui chơi. Ở đó có nhiều trò chơi thú vị và những màn xiếc vui nhộn.

Nhiều học sinh thích đến Thảo cầm viên để vui chơi và học tập. 

Bảo Anh

Tìm trong bài đọc tiếng có vần ui, uôi

Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần ui, uôi, ươi

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và suy nghĩ để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Tìm trong bài đọc tiếng có vần 

- ui: vui

- uôi: nuôi

Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần

- ui: túi, cái mũi, cúi, chuột chũi, ngọn núi, bụi cây...

- uôi: con muỗi, buổi học, cuối cùng, đuổi bắt, dòng suối...

- ươi: quả bưởi, nụ cười, phía dưới, điểm mười, lười biếng...

Tìm hiểu bài

1. Thảo cầm viên có những khu vực nào?

2. Học sinh có thể đến Thảo cầm viên để làm gì?

3. Tìm từ ngữ nói về những màn xiếc ở khu vui chơi. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

1. Thảo cầm viên có các khu vực: khu nuôi chim, thú, khu cây cảnh và khu vui chơi giải trí.

2. Học sinh có thể đến Thảo cầm viên để:

- Tham quan, tìm hiểu về các loài chim, thú và cây cỏ

- Vào khu vui chơi để chơi các trò chơi thú vị và xem những màn xiếc vui nhộn

3. Từ ngữ nói về những màn xiếc ở khu vui chơi: vui nhộn 

Viết

Câu 1:

1. Tập viết

- Tô chữ hoa: M

- Viết: Mình và các bạn cùng học, cùng vui chơi. 

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu câu. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động luyện viết. 

Câu 2

2. Nghe - viết:

Khi đến Thảo cầm viên, các em cũng có thể vào khu vui chơi. Ở đó có nhiều trò chơi thú vị và những màn xiếc vui nhộn. 

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu câu.

- Viết hoa tên riêng. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động viết bài vào vở. 

Câu 3

3. Thay hình ngôi sao bằng chữ ng hoặc chữ ngh

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và điền chữ phù hợp.  

Lời giải chi tiết:

Ngồi học

Nghi thức chào cờ

Liên hoan văn nghệ 

Câu 4

(4) Thay hình chiếc lá (chữ in đậm) bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Hà mã

H vằn

Voọc ngũ sắc 

Nói và nghe

Nói về một trong các bức tranh dưới đây theo gợi ý:

- Các bạn học sinh đang làm gì?

- Các bạn làm việc đó ở đâu? 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Các bạn học sinh đang tham quan viện bảo tang.

Tranh 2: Các bạn học sinh đang đọc sách ở thư viện.

Tranh 3: Các bạn học sinh đang chơi trò chơi ở sân trường.

Tranh 4: Các bạn học sinh đang bơi ở hồ bơi. 

Viết

Viết vào vở nội dung em vừa nói. 

Phương pháp giải:

Em chủ động viết bài vào vở. 

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Các bạn học sinh đang tham quan viện bảo tang.

Tranh 2: Các bạn học sinh đang đọc sách ở thư viện.

Tranh 3: Các bạn học sinh đang chơi trò chơi ở sân trường.

Tranh 4: Các bạn học sinh đang bơi ở hồ bơi. 

Hoạt động mở rộng

Giải câu đố sau:

Cùng sinh một tháng một ngày

Mười anh em ấy sum vầy bên nhau

Bảo rằng cao thấp sá đâu,

Việc khó, việc dễ có nhau nên thành.

(Là gì?)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và giải câu đố. 

Lời giải chi tiết:

Là mười ngón tay (Hai bàn tay). 

Quảng cáo
close