Văn bản Ở Va – xan (Uy – li – am Thác – cơ – rây)

Tôi cũng biết rằng câu chuyện tôi đang kể chẳng có gì là đặc sắc (tuy rằng sắp đến vài chương ghê gớm đây), và cũng xin bạn đọc rộng lượng nhớ cho rằng chúng ta đang nói chuyện về gia đình một người buôn cổ phiếu ở công viên Rút-xen

Quảng cáo

Ở Va – xan

(trích Hội chợ phù hoa)

Uy – li – am Thác – cơ – rây

Tôi cũng biết rằng câu chuyện tôi đang kể chẳng có gì là đặc sắc (tuy rằng sắp đến vài chương ghê gớm đây), và cũng xin bạn đọc rộng lượng nhớ cho rằng chúng ta đang nói chuyện về gia đình một người buôn cổ phiếu ở công viên Rút-xen (Russell), mà họ thì đang đi chơi hoặc ăn điểm tâm, hoặc dùng cơm tối, hoặc nói chuyện, hoặc phải lòng nhau, chẳng khác gì thiên hạ trong cuộc sống hằng ngày vậy; cũng chưa có một sự kiện ghê gớm kì lạ nào đánh dấu bước tiến bộ trong những mối tình của họ. Câu chuyện đại khái như thế này... Ốt-xbon yêu A-mê-li-a; anh ta mời một người bạn cũ đến dùng bữa tối rồi đi chơi Va-xan, còn Giỗ Sét-lây cũng yêu Rê-béc-ca. Hai người có lấy nhau không? Đó là vấn đề ta đang xét.

Chúng ta rất có thể giải quyết vấn đề một cách hoặc êm đềm, hoặc lãng mạn, hài hước. Giả thứ ta đặt câu chuyện vào khung cảnh Quảng trường Grô-về-no (Grosvenor), cũng những tình tiết ấy... liệu có ai thèm nghe không? […]

Nếu thế, có lẽ chúng tôi đã có thể dễ dàng viết được một truyện rùng rợn; độc giả hẳn phải hồi hộp mà dọc ngấu nghiến những chương sách ghê gớm đó. Nhưng xin các bạn đọc dùng chờ đợi ở đây một cuốn truyện thuộc loại như vậy; đây chỉ là một câu chuyện gia đình và xin hãy bằng lòng với một chương kể chuyện

Va-xan, chương này ngắn ngủi lắm, đến nỗi không đáng gọi là một chương nữa.

Thế mà nó vẫn là một chương, lại là một chương quan trọng nữa cơ đấy. Trong đời sống hằng ngày, chẳng đã từng có những chương bé nhỏ, hình như không có nghĩa lí gì, song thật ra đã ảnh hưởng đến cả đoạn sau của cuộc đời chúng ta đấy sao?

Vậy thì chúng ta hãy cùng bước vào trong chiếc xe ngựa với bốn cô cậu ở công viên Rút-xen và thẳng đường đến Va-xan. Giò và cô Sáp ngồi ở ghế trước, giữa có một chỗ ngồi để trống. Ốt-xbon ngồi trước mặt họ, bị ép giữa Đại uý Đô-bin và A-mê-li-a.

Trên xe, ai cũng yên trí đệm hôm ấy thế nào Giô cũng ngỏ ý hỏi Rê-béc-ca Sáp làm vợ. Ở nhà, hai bậc cha mẹ cũng tán thành việc bố trí này, tuy ta phải nói riêng với nhau rằng ông lão Sét-lây đối với con trai gần như có ý khinh bỉ. Ông bảo rằng con trai ông phù phiếm, ích kỉ, lười biếng, và đàn bà quá. Ông cụ không chịu được những điệu bộ công tử bột của anh chàng, và rất tức cười về những chuyện “huyên thiên xích đế” của cu cậu.

[...] Trái lại, A-mê-li-a rất tán thành cuộc hôn nhân của anh trai, dúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta. Có một hai lần Giô định nói một điều gì đó rất quan trọng với em gái, mà cô em cũng rất sẵn sàng lắng nghe ông anh thổ lộ nỗi lòng, song anh chàng béo ị lại không đủ can đảm ngỏ cái điều bí mật quan trọng ủ ấp sâu kín trong trái tim mình; anh ta chỉ thở dài thật to và quay đi làm cho cô em gái cũng đến phát chán.

Điều bí mật sâu kín ấy có tác dụng khiến cho tâm trí cô A-mê-li-a dịu dàng của chúng ta lúc nào cũng bồi hồi chờ đợi, cô không hề trao đổi với Rê-béc-ca về câu chuyện tế nhị này; nhưng bù lại cô đã thân mật kể đầu đuôi câu chuyện với bà quản gia Blên-kin-sốp (Blenkinsop); bà này lại khéo léo buông vài lời bóng gió với chị hầu gái rất có thể chị này đã hấp tấp mách lại với chị làm bếp; và chị làm bếp lại đem tin này phổ biến với những người bán thực phẩm cho gia đình. Cuối cùng việc hôn nhân của Giô trở thành câu chuyện người nào ở công viên Rút-xen cũng biết cả.

Mọi sự dường như đều mỉm cười với cái may mắn của Rê-béc-ca. Mỗi khi xuống nhà ăn cơm, cô lại khoác tay Giô đi, như là một điều dĩ nhiên; cô đã ngồi cạnh Giô trên chiếc xe riêng mui trần của anh ta (Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy dôi ngựa xám của mình). Tuy không ai nói một lời nào về cuộc hôn nhân này, song dường như ai cũng đã rõ chuyện. Rê-béc-ca chỉ thèm có một điều là Giô ngỏ ý với mình. Chao ôi! Bây giờ cô ta mới cảm thấy mình thiếu một bà mẹ, một bà mẹ âu yếm dịu dàng, có thể giải quyết vấn đề chỉ trong mười phút đồng hồ, vì chỉ qua một câu chuyện riêng nho nhỏ, tế nhị, là có thể bắt anh con trai nhút nhát này bộc bạch tâm sự của mình.

Câu chuyện ở trong tình trạng như vậy đấy, khi chiếc xe chạy qua cầu Oét-min-xtơ (Westminster).

Mọi người rời xe bước vào khu vườn của Hoàng gia vừa đúng lúc. Khi anh chàng Giô bệ vệ bước ra khỏi chiếc xe làm cho nó kêu cót két, đám đông đứng quanh reo cười ầm lên chào đón vị công tử béo phị; anh chàng đỏ mặt cắp tay Rê-béc-ca đi, trông dáng điệu càng thêm bệ vệ, hiên ngang.

Dĩ nhiên A-mê-li-a đã có Gioóc săn sóc. Trông cô hớn hở y như một cây hồng trong ánh nắng. Gioóc nói:

– Đô-bin, tôi bảo này, anh trông hộ dám khăn san và đồ dùng nhé, thật may quá lại có anh.

Thế là trong khi Gioóc đi sóng đôi với A-mê-li-a, và Giô đang thót mình lại để chui qua cổng khu vườn có Rê-béc-ca cặp kè bên cạnh, thì anh chàng Đô-bin thực thà dành vui lòng đưa tay nhận lấy đống khăn quàng và trả tiền vào cửa cho cả bọn.

Anh ta kín đáo đi sau lung họ. Anh ta không muốn làm họ mất vui. Rê-béc-ca và Giê thì anh chẳng thiết để ý đến; nhưng anh cho rằng A-mê-li-a rất xứng dáng làm vợ anh chàng Gioóc Ốt-xbon hào hoa kia; cặp tình nhân đẹp đôi dạo bước bên nhau khiến cô thiếu nữ sung sướng và hơi bỡ ngỡ. Đô-bin nhìn sự hào hứng, hồn nhiên của A-mê-li-a với niềm hân hoan của một người cha. Có lẽ Độ-bin cũng cảm thấy giá trên tay mình có cái gì khác ngoài mấy tấm khăn quàng thì vẫn hơn (người qua kẻ lại thấy chàng sĩ quan trẻ tuổi vụng về ôm một mớ khăn áo của đàn bà thì cứ cười) nhưng Uy-li-am Đô-bin không hay tính toán vị kỉ; trong lúc bạn mình được sung sướng tại sao mình lại không hài lòng? Trong vườn có rất nhiều thú vui; nào là hàng vạn ngọn đèn thắp sáng trưng, nào là bọn nhạc công đội mũ vành tam giác chơi những bản nhạc mê hồn dưới mô hình một chiếc vỏ ốc mạ vàng treo giữa khu vườn, rồi bọn ca công hát những bài khôi hài và trữ tình nghe rất hấp dẫn, những điệu vũ dân gian do những người dân thành Luân Đôn vừa đàn ông vừa đàn bà trình bày... [...] Tất cả, Đại uý Đô-bin đều không buồn chú ý lấy mảy may.

Anh ta mang chiếc khăn quàng ca-so-mia trắng của A-mê-li-a trên tay đi loanh quanh, rồi đứng dưới chiếc mô hình vỏ ốc mạ vàng xem bà San-mon (Salmon) trình bày bài “Trận chiến Bộ-rô-đi-nô (Borodino)”, một bản sử thi phổ nhạc giễu cợt con người hãnh tiến đảo Coóc-xơ (Corse) mới đây vừa bị đại bại ở Nga…

Lúc quay đi chỗ khác bỗng anh ta thử lẩm nhẩm hát... và thấy mình nhắc lại điệu hát của A-mê-li-a lúc cô bước xuống thang gác đi vào phòng ăn. Độ-bin phá ra cười chế nhạo chính mình, vì sự thực anh ta hát cũng không hay hơn một con cú rúc.

Lẽ dĩ nhiên, ta phải hiểu rằng những con người trẻ tuổi của chúng ta đang sánh đôi từng cặp, từng cặp một, và dang long trọng hứa hẹn với nhau suốt tối nay sẽ không rời nhau, để mười phút sau đã chia tay nhau rồi. Người di chơi ở Va-xan vẫn thường chia tay nhau, nhưng họ sẽ gặp nhau lại lúc bữa ăn nửa đêm để kể cho nhau nghe những chuyện xảy ra từ lúc họ chia tay.

Đã có những chuyện gì xảy ra về Ốt-xbon và A-mê-li-a. Đó là một điều bí mật. Nhưng xin bạn hãy yên trĩ rằng họ rất sung sướng và đối với nhau rất đúng đắn. Vì đã mười lăm năm nay, họ vẫn có thói quen đi chơi đông với nhau, nên cũng không ai cho đấy là chuyện mới lạ.

Song khi Rẻ-béc-ca Sáp và người bạn trai béo phị của cô di mất hút vào trong một lối di tối om – chỉ có độ mươi cặp khác cũng lạc lối đi vào đấy – thì cả hai cùng thấy rằng trường hợp của họ rất là tế nhị và “gay go”. Riêng cô Sáp nghĩ thầm, bây giờ hoặc là không bao giờ nữa chính là lúc phải khêu gợi cho những lời ngỏ tình còn đang mấp máy trên đôi môi nhút nhát của anh chàng Sét-lây kia phải bật ra.

Lúc nãy, hai người vừa đứng xem một toàn cảnh của thành phố Mạc Tư Khoa; có một anh chàng thô kệch bỗng giẫm phải chân cô Sáp, khiến cô này kêu thét lên, lùi lại, ngã ngay vào cánh tay Sét-lây; sự việc vừa rồi càng khiến cho anh chàng thêm dịu dàng, thân mật, đến mức độ anh ta lại kể thêm ít nhất là lần thứ sáu rất nhiều chuyện Ấn Độ sở trường của anh. Rê-béc-ca nói:

– Em thèm được sang Ấn Độ quá!

– Cô thích thật không?

Sét-lây hỏi lại, giọng nói vô cùng dịu dàng, tình tứ, và chắc chắn sắp sửa nối theo câu hỏi khéo léo ấy bằng một câu hỏi khác êm ái hơn nhiều (vì anh ta lúc này đang thở phì phò như kéo bễ, và bàn tay cô Rê-béc-ca đặt gần mé ngực anh ta có thể đếm từng nhịp đập dồn dập của trái tim cu cậu), thì ôi, tai hại làm sao! Có tiếng chuông réo lên báo hiệu sắp bắn pháo hoa; thế là xung quanh người ta chen lấn nhau chạy ào ào: đội tình nhân đành phải buông mình trôi theo dòng người cuồn cuộn.

(Lược dẫn: Gió say rượu, mất kiểm soát và có hành động cợt nhà, lỗ măng trong bữa tiệc tối. Hôm sau khi anh ta tỉnh rượu, Gioóc Ốt-xhon đem chuyện đó ra chế nhạo khiến anh in xấu hổ bỏ về Ấn Độ.)

Hôm sau nữa, lúc hai chị em đang ngồi trên ghế xô-pha định bụng làm một việc gì, viết thư hoặc đọc sách chẳng hạn, thì thấy Sam-bộ bước vào phòng; bác vẫn cười cười như mọi khi, nách cắp một gói gì, còn tay cầm một chiếc khay trên có đặt một phong thư. Sam-bộ nói:

– Thưa cô, có thư của ông Giô.

A-mê-li-a bóc lá thư mà run quá. Thư viết thế này:

Em A-mê-li-a thân yêu,

Anh gửi cho em cuốn “Đứa bé mồ côi trong rừng”. Hàn qua mỗi mệt quá, không lại được. Hôm nay, anh đi Sen-ten-ham (Chentenham). Nên tiện, em xin lỗi cô Sáp đáng mến hộ anh về cử chỉ của anh ở Va-xau; em xin cô ấy tha lỗi cho anh, và vui lòng quên tất cả mọi lời anh nói trong lúc bị kích thích bởi bữa rượu lại hại ấy. Sức khoẻ của anh bị ảnh hưởng ghê gớm quá; khi nào bình phục, anh sẽ lập tức đi chơi Suốt-len (Scotland) độ vài tháng.

Anh thân mến của e.

Già Sét-lây

Đây là lời tuyên án tử hình. Thế là hết. A-mê-li-a không dám nhìn thẳng vào Rê-béc-ca; cô này đang tái mặt đi, mắt mở to chờ đợi. A-mê-li-a chỉ bỏ lá thư vào lòng bạn, rồi đứng dậy lên gác về phòng riêng nằm khóc tấm tức.

[...]

Bây giờ trong nhà ai ai cũng thấy rõ thế nào Rê-béc-ca cũng phải ra di, trừ cô A-mê-li-a tội nghiệp. Từ trên đến dưới (vẫn trừ một người), ai cũng đồng ý rằng cô ta càng đi sớm càng hay. A-mê-li-a vội lục lọi mọi ngăn kéo, ngăn tủ, túi và cái hộp đồ vật,... soát lại hết các bộ áo, khăn san, giẻ vụn, cuộn chỉ, dây đăng-ten, bít tất lụa,... lựa thứ này, chọn thứ khác, xếp thành một đống nhỏ để tặng Rê-béc-ca. Ông Sét-lây, trước đã hứa cho con gái một số ghi-nê- bằng số tuổi của cô. A-mê-li-a bèn đến xin cha, ông nhà buôn người Anh rộng lượng ấy, cho Rê-béc-ca số tiền đó vì cô chắc bạn mình đang túng, trong khi mình chẳng thiếu một thứ gì.

[...]

Rê-béc-ca sửa soạn ra đi với thái độ rất bình tĩnh; cô nhận tất cả mọi vật A-mê-li-a tặng mình, sau khi cũng đã ngần ngại và miễn cưỡng một cách vừa đủ.

Cô nói rằng mình biết ơn bà Sét-lây suốt dời, song cũng không đến làm phiền bà cụ nhiều quá, vì bà cụ ở vào hoàn cảnh khó xử, rõ ràng có ý tránh mặt không muốn gặp cô. Lúc ông Sét-lây đưa biểu túi tiền, Rê-béc-ca hôn tay ông cụ, xin phép được coi cụ là người bạn, người cha đỡ đầu thân thiết nhất của cô trong tương lai. Cô cư xử coi cảm động quá, làm cho ông cụ suýt nữa thì viết tặng thêm cô một tờ ngân phiếu hai chục đồng.

Nhưng ông lão lại kịp kìm giữ tình cảm của mình lại. Xe ngựa đã chờ sẵn để đưa ông đi dùng bữa; ông hối hả đi còn dặn Rê-béc- ca rằng: “Con yêu mến ơi, miễn cưỡng một cách vừa cầu Chúa ban phúc lành cho con; khi nào có việc ra tỉnh, con nhớ lại chơi nhé. Giong xe đến toà Quốc hội, Giêm!”.

Cuối cùng là cuộc chia tay giữa Rê-béc-ca và A-mê-li-a; tôi muốn che một tấm màn lên trên cảnh tượng này. Nhưng sau cái màn kịch mà một người thì vô tình, còn một người thì đóng trò tuyệt khéo... sau khi những sự vuốt ve, những dòng nước mắt thảm thiết, cả ống thuốc giải cảm và những tình cảm thiêng liêng nhất đã được đem ra sử dụng.

A-mê-li-a chia tay cùng Rê-béc-ca; cô này luôn miệng thề sẽ yêu quý bạn mình mãi mãi... mãi mãi và mãi mãi.

(Theo Thác-cơ-rây, Hội chợ phù hoa, Trần Kiêm dịch, NXB Văn học, 2006, tr. 122 – 142)

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close