- Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản là dữ liệu thông tin.
- Việc sử dụng dữ liệu này nhằm thể hiện một cách chân thực, khái quát thông tin chính của văn bản, tạo sự tin cậy cho văn bản, thuyết phục người đọc, người nghe.
Soạn bài Khuôn đúc đồng cổ loa: "Nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạoBạn đã biết gì về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ? Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết ấy gợi cho bạn suy nghĩ gì? Dựa trên nhan đề, bạn dự đoán văn bản sẽ trình bày nội dung gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 87 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Bạn đã biết gì về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ? Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết ấy gợi cho bạn suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Tìm kiếm tư liệu, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Sau khi An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa thì được thần Kim Quy cho một cái móng để làm nỏ thần. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên đành rút quân về chờ thời cơ thích hợp. Triệu Đà nhân cơ hội đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu - con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của vợ, Trọng Thủy dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, mượn cớ về thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về đưa cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Nỏ thần không phát huy tác dụng, thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu đi về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Thần Kim Quy hiện lên nói rằng kẻ thù ở ngay bên cạnh. An Dương Vương bèn rút kiếm ra chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy nghe tin vì quá hối hận mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng. Người chế tác ra "nỏ thần" là tướng quân Cao Lỗ. Nỏ thần có sức mạnh diệu kỳ, có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên, "chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy" khiến quân địch khiếp sợ. Đây là câu chuyện mang đậm màu sắc huyền thoại. Tuy nhiên, trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã dần chứng minh được "nỏ thần" không chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Trong lịch sử, nó là loại vũ khí có thật với tên gọi nỏ Liên Châu, thể hiện tài năng quân sự tuyệt vời của nhân dân nước Việt.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một câu chuyện hào hùng trong lịch sử dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết: - An Dương Vương và thành Cổ Loa: + An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Thành này được xây dựng với sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng. + Thần Rùa Vàng tặng cho An Dương Vương một chiếc móng chân để làm lẫy nỏ thần. Chiếc nỏ này có phép lạ: một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. - Mị Châu và Trọng Thủy: + Mị Châu, con gái của An Dương Vương, trông thấy nỏ thần và hỏi cha về nó. + Trọng Thủy, người chồng của Mị Châu, tìm cách đánh tráo lẫy nỏ thần để đem về nước. + Trọng Thủy thành công và nỏ thần được đem về Âu Lạc, nhưng điều này dẫn đến bi kịch cho dân tộc. - Ý nghĩa của truyền thuyết: + Truyền thuyết này giúp chúng ta nhớ về tinh thần luôn cảnh giác với kẻ thù và trách nhiệm của người đứng đầu một nước. + Nó cũng nhấn mạnh về việc đánh giá đúng đắn, không chủ quan, để bảo vệ tổ quốc và dân tộc. Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết gợi cho tôi suy nghĩ về sự mạnh mẽ, quyết đoán và trách nhiệm của An Dương Vương trong việc bảo vệ đất nước. Nó cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc cảnh giác và không chủ quan trong cuộc sống và lịch sử - Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” kể về thời Âu Lạc, lúc đó Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành, cho mượn nỏ thần để giữ nước. Nỏ thần bắn một lần ra hàng trăm mũi tên, tiêu diệt quân địch nhanh chóng. Thấy không thể thắng được quân Âu Lạc, Triệu Đà bèn dùng kế cầu hòa rồi ngỏ ý muốn hỏi cưới Mị Châu cho con trai là Trọng Thủy và cho Trọng Thủy sang ở rể. Nhân cơ hội đó, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi tìm cách đánh tráo, mang nỏ thần về nước hắn. Có được nỏ thần, Triệu Đà lại một lần nữa mang quân sang đánh nước ta, An Dương Vương thua trận, cưỡi ngựa về phương Nam cùng với con gái Mị Châu. Trọng Thủy tìm theo dấu lông ngỗng trên đường Mị Châu rắc mà đuổi đến. Cuối đường, Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu. An Dương Vương lúc này mới nhận ra sự tình, bèn rút kiếm chém Mị Châu rồi theo Rùa Vàng xuống biển sâu. Trọng Thủy đến nơi thấy vợ đã chết bèn đau xót ôm xác vợ hối hận mang về chôn cất ở Loa Thành. Xác nàng hóa thành ngọc thạch, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành ngọc trai. Trọng Thủy thương tiếc vợ khôn cùng, lúc đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy ngọc càng sáng thêm. - Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết chính là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất giúp đánh tan quân giặc và giữ vững chủ quyền đất nước. Điều này thể hiện một sức mạnh của thần linh ban tặng, và hơn hết là thể hiện cho tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, bền bỉ, đoàn kết của dân tộc. Hình ảnh nỏ thần gợi cho ta nhiều cảm xúc về một cuộc kháng chiến oanh liệt, oai phong của dân tộc ngàn đời để giữ vững cơ đồ cha ông gây dựng và để lại. Nhưng đồng thời nó cũng nhắc nhở con người phải luôn thật tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức trách nhiệm, bảo vệ quốc gia dân tộc. Khi đứng trước kẻ thù xâm lăng luôn phải phòng bị, không đặt hết niềm tin vào kẻ luôn muốn nhòm ngó cướp nước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 87 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Dựa trên nhan đề, bạn dự đoán văn bản sẽ trình bày nội dung gì? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Chứng minh trong truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, chiếc nỏ thần có thật.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Em dự đoán được văn bản sẽ đề cập đến khuôn đúc đồng, chiếc nỏ thần, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. Từ nhan đề, ta dự đoán được văn bản sẽ đề cập đến khuôn đúc đồng và chiếc nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 89 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Bạn hiểu từ “độc bản" trong đoạn văn này như thế nào? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Từ “độc bản”: tồn tại một bản duy nhất Từ “độc bản” trong đoạn văn này thể hiện sự tồn tại dưới dạng một bản duy nhất mà không tồn tại bất kì một phiên bản nào khác bản gốc của các hiện vật được tìm thấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 89 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn: “Trong số mười mang khuôn… như khuôn đúc, trống đồng.” Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Dữ liệu: mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, 2 mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán -Ý kiến/ quan điểm: thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Dữ liệu: Trong số mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, có hai mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán. - Ý kiến, quan điểm của người viết trong đoạn văn: Điều này cho thấy nhà nước Âu Lạc, thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán để khắc trên các hiện vật quan trọng như khuôn đúc, trống đồng. - Dữ liệu được đưa ra trong đoạn văn: “Trong số mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, có ahi mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán.” - Ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn: “Điều này cho thấy nhà nước Âu Lạc, thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán để khắc trên các hiện vật quan trọng như khuôn đúc, trống đồng.”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 90 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Người viết trình bày thông tin này với mục đích gì? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Khẳng định những giá trị truyền thống từ lâu đời của Việt Nam ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Mục đích: nêu cao giá trị của bộ sưu tập khuôn khắc chữ Hán khai quật được và bản dập chữ Hán. Người viết trình bày thông tin nhằm tạo sự chân thực, thuyết phục, tính xác thực, đáng tin cậy cho văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 91 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Xác định các thông tin chính của văn bản. Văn bản đã sử dụng (những) kiểu bố cục nào để trình bày thông tin? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 -Những hiện vật còn sót lại cho thấy, sáng chế ra loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là có thật -Những hình dạng của mũi tên -Thành tựu nổi bật của nhà nước Âu Lạc: luyện kim, đúc đồng và nông nghiệp trồng lúa nước -Bố cục: thời gian, không gian, trật tự logic
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
* Các thông tin chính của văn bản: - Nhà trứng bày khu di tích Cổ Loa ... trong tiến trình lịch sử dân tộc: Giới thiệu khái quát nơi trưng bày bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa. - Những bảo vật này được phát hiện ... viết là "A", tạm dịch là "Người": Giới thiệu hoàn cảnh phát hiện bộ sưu tập và mô tả chi tiết một số hiện vật trong bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cố Loa. - Ong Hoàng Công Huy ... được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia: Trình bày dữ liệu cho thấy giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa. - Hàng nghìn di vật mũi tên đồng ... cùng lúc nhiều mũi tên là có thật: Khẳng định sự tồn tại có thật của "nỏ thần" trong lịch sử. * Văn bản đã sử dụng kiểu bố cục: trật tự logic, với những biểu hiện cụ thể như sau: - Phân loại đối tượng: Miêu tả hiện trạng của di tích lò đúc và mười một mang khuôn đúc băng đá. - Quan hệ nhân quả: Giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa để khẳng định sự tốn tại có thật của "nô thần" trong lịch sử. - Thông tin chính: + Dấu tích khu lò đúc đồng, những mũi tên bằng đá ở di tích Cổ Loa. + Chứng minh việc sáng chế ra loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là có thật. + Những bảo vật còn được lưu giữ ở khu Di tích Cổ Loa. + Các dữ liệu và ý kiến được người viết trình bày. - Văn bản được trình bày theo bố cục 3 phần: + Phần 1: Giới thiệu mục đích + Phần 2: Trình bày chi tiết những bằng chứng, vật dụng chế tạo nỏ bắn ra nhiều mũi tên. + Phần 3: Kết luận
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 91 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn (những) thông tin nào để trình bày chi tiết? Từ đó, nhận xét về cách chọn lọc thông tin của văn bản. Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 -Những hình dạng của mũi tên -Cách chọn lọc thông tin đã giúp người viết tập trung khai thác sâu được thông tin chính. Từ đó, người đọc dễ nắm bắt thông tin được đưa vào trong văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Chọn trình bày những thông tin miêu tả chi tiết về hình đáng, hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa. → Lí do chọn lựa: Cung cấp chứng tích vật chất về sự hiện diện của "nỏ thần" trong lịch sử, tiến đến khẳng định "nỏ thần" là có thật, chứ không phải chỉ có trong truyến thuyết. - Đánh giá về cách chọn lọc thông tin: Thông tin được chộn lọc phù hợp với mục đích của văn bản, đáp ứng việc thực hiện mục đích ấy. Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn trình bày, đưa ra những thông tin về các món bảo vật cùng với những vật dụng được dùng để chế tạo nỏ trình bày một cách chi tiết. => Cách chọn lọc thông tin của văn bản logic, hợp lí, giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung và đưa đến một kết luận phù hợp, đúng đắn nhất. Tạo mạch liên kết cho toàn bộ văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 91 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Xác định loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn: "Ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa ... Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg". Loại dữ liệu ấy giữ vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 -Khẳng định tính chính xác của thông tin chính trong văn bản. -Dữ liệu sơ cấp
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn: - Nội dung phỏng vấn ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban quản lí Khu di tích Cổ Loa: Dữ liệu này thể hiện ý kiến cá nhân của ông Hoàng Công Huy về vấn đé giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa, đây là người đang trực tiếp chịu trách nhiệm quản lí, bảo tôn bộ sưu tập. Đồng thời dữ liệu này cũng được thu thập trực tiếp bởi người thực hiện bài viết - Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về việc công nhận khuôn đúc đồng Cổ Loa được công nhận là Bảo vật Quốc gia: dữ liệu sơ cấp. Vai trò của dữ liệu trong việc thể hiện thông tin chính của VB: Tăng tính thuyết phục, độ tin cậy của thông tin chính (giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa). - Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản là dữ liệu thông tin. - Việc sử dụng dữ liệu này nhằm thể hiện một cách chân thực, khái quát thông tin chính của văn bản, tạo sự tin cậy cho văn bản, thuyết phục người đọc, người nghe.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 91 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Hãy đánh giá về tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin được trình bày trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Dữ liệu trong văn bản mới mẻ, cập nhật và có độ tin cậy cao: -Được trích từ báo Dân trí -Có tính minh bạch -Có tính khách quan, không có định kiến -Xuất bản trong thời gian gần đây (08/03/2023)
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Dữ liệu có tính mới mẻ, cập nhật vì bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa là những di vật được phát hiện mới nhất (2004 - 2007) trong số những chứng tích được tìm thấy có liên quan đến kĩ thuật đúc đồng của người Việt ở giai đoạn Cổ Loa - thời kì An Dương Vương (hai hiện tượng khảo cổ học có liên quan được phát hiện trước đó là kho mũi tên đồng ở Cầu Vực (1959) và trống đồng, lưỡi cày đồng ở Mả Tre (1982)). - Dữ liệu, thông tin được trình bày có tính thuyết phục và độ tin cậy cao vì được trích xuất từ nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa và một số nhận định do ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cố Loa cung cấp cùng với Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ sưu tập khuôn đúc Cô Lao là Bảo vật Quốc gia. - Những hiện vật liên quan đến khuôn đúc đồng Cổ Loa đều được trưng bày tại Khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Văn bản có tính mới mẻ, cập nhật nhanh, chính xác, độ tin cậy cao, thông tin được trình bày trong văn bản là những thông tin cụ thể, được kiểm chứng, xác thực, dễ dàng nhận biết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 91 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo So sánh hiệu quả biểu đạt của văn bản trong hai trường hợp: có sử dụng hình minh họa (Hình 3) và không sử dụng hình ảnh. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ Lời giải chi tiết: Cách 1 Có hình ảnh minh hoạ, người đọc dễ hình dung ra hình dạng của mũi tên đúc đồng ba cạnh và mũi lao cánh én hơn Khiến bài viết sinh động, cụ thể hơn với người đọc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trường hợp VB sử dụng hình minh hoạ (Hình 3): Người đọc hiểu rõ khái niệm mang khuôn đúc là gì, hình dung được rõ nét hơn về mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và mang đúc mũi lao hình cánh én. Hình ảnh minh hoạ này cũng giúp người đọc hình dung rõ hơn vé cách thức người viết mô tả các bộ phận của khuôn đúc và cách thức người dân Âu Lạc đã đúc mũi tên đồng như thế nào. - Trường hợp VB không sử dụng hình minh họạ (Hình 3): Người đọc rất khó hình dung và hiểu rõ những nội dung được trình bày trong phần VB: "Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy ... khi hai hoặc ba mảnh mang ráp vào nhau sẽ tạo thành một sự trùng khít lí tưởng". - Sử dụng hình ảnh minh họa: giúp người đọc dễ hình dung, dễ nhận xét, đánh giá độ đáng tin cậy của văn bản. - Không sử dụng hình ảnh minh họa: diễn tả bằng ngôn ngữ dễ hiểu, cách biểu đạt sát nghĩa, miêu tả chi tiết. => Tuy nhiên, việc sử dụng kèm hình ảnh trong văn bản khiến người đọc hình dung một cách cụ thể, sinh động và dễ hiểu hơn hình dáng vật được miêu tả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ như thế nào đối với văn hóa dân tộc? Thái độ ấy gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, đưa ra quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 -Tự hào, khâm phục về những giá trị truyền thống của ông cha ta. -Là một công dân trẻ tuổi, tôi sẽ luôn ghi nhớ những nét đẹp văn hoá trong truyền thống của nước nhà, luôn nhớ về nguồn cội của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Qua văn bản, người viết thể hiện thái độ: - Khẳng định sự tồn tại có thật của nỏ thần trong lịch sử - giai đoạn Cổ Loa, thời kì vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa và nhà nước Âu Lạc. - Tự hào về trình độ kĩ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ. Đọc văn bản, ta thấy được người viết đã thể hiện thái độ trân trọng, tự hào đối với văn hóa dân tộc. Từ thái độ ấy gợi cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề cần phải trân trọng, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử. Phương pháp giải: Dựa vào phần phân tích ở trên Dựa vào kĩ năng viết đoạn văn đã được học Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, hình ảnh nỏ thần được thể hiện một cách rất thần kì. Với sự giúp đỡ của chiếc nỏ thần, An Dương Vương đã xây dựng thành Cổ Loa dựa vào sự mạnh mẽ và thần kì của thần nỏ. Hình ảnh chiếc nỏ gợi lên uy quyền và sức mạnh siêu phàm làm cho người ta tin rằng họ có liên kết với thế giới thần bí. Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử, khái niệm về nỏ thần và sức mạnh siêu nhiên thường được xem là một phần của truyền thuyết và huyền bí hơn là sự hiện hữu thực tế. Mặc dù vậy, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có thể tôn vinh và truyền cảm hứng cho thế hệ lại về lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ quê hương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tượng trưng cho sức mạnh của người Âu Lạc, Nỏ thần là biểu tượng của sự chiến đấu, sự kiên cường và khả năng đánh bại mọi kẻ thù. An Dương Vương đã sử dụng nỏ thần để bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành lũy bảo vệ đất nước. Bài học trong lịch sử Việt Nam: Truyền thuyết nỏ thần nhắc nhở chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của nước ngoài. Đây là một thông điệp quan trọng về bảo vệ đất nước và tinh thần đoàn kết. Như vậy, hình ảnh nỏ thần không chỉ đơn thuần là một công cụ chiến đấu, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và trách nhiệm của người đứng đầu một quốc gia. Nỏ thần là một minh chứng, chứng minh dân tộc Việt cổ từ ngàn xưa đã có công nghệ chế tạo vũ khí vượt trội hơn nhiều nước. Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ kể rằng, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Và trong thực tế lịch sử, có thể thấy việc chế tạo ra nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là hoàn toàn có thực. Tuy nhiên, việc chế tạo ra nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên xa và mạnh hoàn toàn chưa đủ để nỏ thần bắn một phát giết cả vạn quân. Từ hình dạng mũi tên, đến những di vật chế tạo ra nỏ và mũi tên để lại, qua các nghiên cứu cho thấy việc tướng Cao Lỗ và dân Âu Lạc chế ra loại nỏ bắn được nhiều mũi tên để đánh thắng giặc là hoàn toàn có thực.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài đọc >> Xem chi tiết: Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)
Quảng cáo
|