Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Vũ Trọng Phụng)

Ông chủ, bà chủ đã cùng với mấy bà tân thời và mấy ông du học sinh lên một chiếc xe hơi đi lên hiệu khách ăn cơm.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Quảng cáo

Hai quan niệm về gia đình và xã hội

(trích Số đỏ)

Vũ Trọng Phụng

Ông chủ, bà chủ đã cùng với mấy bà tân thời và mấy ông du học sinh lên một chiếc xe hơi đi lên hiệu khách ăn cơm.

Bọn thợ may, các cô khâu, đã lũ lượt kéo nhau ra về.

Đồng hồ đánh mười hai tiếng.

Ngoài phố, trên các cây sấu, những con ve sầu nhất định phá giấc ngủ trưa của các quý quan.

Xuân Tóc Đỏ tự hỏi: “Thế này thì nước mẹ gì?”. Nó đi đi lại lại, ôn những lời dặn bảo của chủ nó.

– Trước khi có thể giúp chúng tôi về thể thao, anh hay cố sức giúp xã hội trong cuộc Âu hoá. Anh phải nhớ kĩ rằng hôm nay trở đi thì anh đã dự một phần vào cuộc cải cách xã hội rồi. Từ đây mà đi xã hội văn minh hay dã man là trách nhiệm ở anh!

Vậy anh nên làm ăn chăm chỉ, phải trông nom hết tất cả mọi việc, và nhất là phải hiểu những công việc mình làm.

Ông chủ thời nói một cách cầu kì đại khái thế. Giản dị hơn nữa, bà chủ chỉ bảo Xuân

– Thế nghĩa là lúc nào rỗi thì cầm cái chổi này (bà đưa luôn ngay ra một cái phất trần) mà phủi bụi những súc lụa, những quần áo ở ma-nơ-canh. Phải biết cái gì là vệ sinh, đùng để cửa hiệu rác rưởi, bụi bậm.

– Vâng ạ.

Nhà mĩ thuật lại dặn:

– Cản hơn nữa là anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục, để cho khách vào hàng thì có thể chỉ bảo cho khách có một cái gu

– Bẩm cái gu là cái gì ạ?

Nhà thẩm mĩ đã ấp úng, phải vỗ tay vào trán mấy cái, rồi mới nói:

– Nghĩa là... nghĩa là cái thích, cái sở thích, cái... cái quan niệm về mĩ thuật.

– Bẩm, tôi vẫn chưa hiểu.

– Anh không hiểu thì phải cố mà hiểu! Thế là thế này: Anh phải thoáng trong một là nhớ ngay của nó, để mà có thể tán nghe vui tai. Anh phải biết cái phận sự của người vang đo (vendacur), nghĩa là người bán hàng! Mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ y phục tân thời, thế là nước nhà lại có thêm một người tiến bộ.

– Bẩm, như thế thì ra tôi lại phải biết cả các mặt hàng tơ lụa hay là bà này nên may mặc ra làm sao, có kia nên may mặc ra làm sao?

Nhà mĩ thuật trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân:

– Lạm quyền! Lạm quyền! Dây là công việc của tay-o", là của tôi: Là của một mình tôi: Một mình tôi mà thôi! Đây này... anh ra đây.

Xuân bị lôi đến trước một chiếc ma-nơ-canh. Nhà mĩ thuật nói:

– Hở cánh tay và hở cổ là Đây thì! Anh đọc thật to lên!

Xuân nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng:

– Hở cánh tay và hở cổ là Dây thì! Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì

Nhà mĩ thuật gật gù hài lòng và lội Xuân ra một cái ma-nơ-canh khác:

– Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi!

- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ.

– Tốt lắm! Anh cứ chịu khó học như thế vài lượt là thuộc mặt chữ, à quên, không, là đã thuộc lấy kiểu mới mà nghệ thuật đã chế tạo đó. [..] À quên, anh đọc nổi những chữ kẻ ở bang này đấy chứ?

– Bẩm vâng, chữ này kiểu cũ, tôi đọc được.

– Thôi, thế tôi để nguyên một mình anh với anh!

Trước khi ra đi, bà Văn Minh còn dặn:

– Anh lấy cái bảng có chữ Đóng tim buổi trưa mà treo tú kinh rồi anh ngồi trông hàng. Có ai vào thì tiếp, ai hỏi thì nhớ lấy rồi ra bảo tôi.

Thế rồi... cả bọn ra đi.

Xuân Tóc Đỏ đã hiểu rõ cái địa vị mình rằng trong cuộc Âu hoá, trong cái việc cải cách xã hội, nó chỉ là một anh loong trong. Nó không bất mãn ở chỗ ấy nhưng ở chỗ người ta không nhớ rằng nó cũng cần phải nghỉ ngơi cơm nước như mọi người khác. Nó thấy đói lắm. Nó rất muốn trông thấy bà Phó Đoan, nhưng bà đã lên xe hơi với con chó yêu quý của bà từ bao giờ... rồi.

Nó đi đi lại lại trong cái cửa hàng vắng tanh êm ả, miệng nó lầm bầm mấy lần “Chả nước mẹ gì cả!”. Rồi nó cầm cái chổi phất trần, lần lượt phải bụi cho những chiếc ma-nơ-canh. Nó đọc rất to, lại lại nhai giọng hò như tiếng ê a của trẻ con học bài thuộc lòng chữ Hán vậy. Có diều dáng lạ là bài nó học chính tự nó đặt ra.

– Mẹ kiếp! Quần với chả áo! Cái này là cái gì? À Lời Jura!... Thắt đáy, nở ngực... phải phái! Thắt đáy, nở ngực là Lời hum. Hở ngực, hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ.

Cái chơi vướng cái dinh roi xuống đất. Nó củi nhặt, mồm vẫn dọc thật to:

– Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ Hở... hở là... Ngây thơ

Giữa lúc ấy có một thiếu phụ còn trẻ tuổi lắm, dãy của sắm sầm bước vào hàng.

Hai người nhìn nhau kinh ngạc một lúc, rồi thiếu phụ cất cao giọng hỏi:

- Ông... ông là ai?

Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngục lên, giấu cái chổi lông gà sau lung, nghiêm trang

– Tôi?... Là... là... một người dự phần trong việc Âu hoá.

- À!

– Một người cải cách xã hội... có trách nhiệm quốc dân văn minh hay là dã man.

– À, thế thì tốt lắm!

– Thế cô muốn gì? Cái quần Hãy chờ một phút nhớ?

– Tôi có chồng rồi! Tôi không chờ được phút nào cả.

– Vậy bà muốn gì, thưa bà?

– Chồng tôi! Cải cách! Âu hoá! Chồng tôi đâu?

– Bẩm thể là ai?

- Ông Típ... fff...

– Ông gì ạ!

- Ông Típ-phờ-nờ

Xuân Tóc Đỏ ngẩn mặt ra như người bằng gỗ đến năm phút rồi mới hỏi lại:

– Bẩm ông... ông Tip-phờ n?

– Phải! Chính thế. Ông ấy đâu?

– À, đây không có ai tên là ông Tip-phờ-nờ ạ!

– Có lắm. Chính là ông mĩ thuật Đông Dương, ông cai thợ may, cái ông vẫn kí tên ở các báo mục phụ nữ là Typn, nghĩa là: Tôi yêu phụ nữ! Ông cải cách xã hội mà lại còn không biết? Thế ông cải cách từ bao giờ?

– À, bẩm thể thì có. Nhưng mà ông ấy vừa đi dâu...

– Thế thì tôi chờ.

– Vâng, xin bà cứ tự nhiên, cái đó vô hại.

- Ông trong hộ xem quần áo tôi may thế này đã có gì là tân thời chưa?

Xuân Tóc Đỏ nhìn qua cái áo dài giản dị, cổ áo

không thuộc một lá sen cũng như không thuộc một

bánh bẻ, cái quần trắng giản dị kín đáo, dôi giầy

nhung đen không cầu kì mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ

dứng dẫn thôi. Vì trong óc nó có sẵn thành kiến là cái

gì nhố nhăng thì mới là tin thời, nó bèn đáp: 4

Theo dõi

4. So sánh trang phục của

bà Typn với những bộ trang

phục trong tiệm may Âu hoa.

– Bẩm, trông bà chỉ có vẻ lương thiện đứng dắn thôi chứ không tân thời mấy ạ.

- Có phải thế không hỏi ông?

Xuân gật đầu lia lịa:

– Vâng ạ! Vâng ạ! Thế thì cổ lắm, chưa được Âu hoá mấy! Bà là vợ ông Tip-phờ nờ mà ăn vận thế, e còn là hủ lậu đấy. Thế bà chưa biết rằng ông nhà đã chế ra nhiều kiểu rất tân tiến hay sao? Nào là Ngây thơ, Chinh phục, Lưỡng lự, Chờ một phút, Ômà, Nging Iny; nhiều kiểu lịch sự lắm, bà ạ.

Thiếu phụ nghiến rít hai hàm răng lại mà nói:

– Chồng tôi áp chế tôi lắm! Tôi không chịu nổi nữa!

– Thưa bà, thế là một sự trở ngại trên đường tiến hoá! Mà muốn phản đối lại việc ấy, bà chỉ còn có một cách là chiếu cố đến bản hiệu mà may ngay một bộ quần áo gọi là Nữ quyền: Mặc nó vào, người vợ sẽ được chồng khiếp sợ... Văn Minh đã bảo thế

- Ông là người có học thức lắm. Ông nói văn vẻ y như viết văn Tây! Vậy thì ông hết sức che chở cho tôi trọng cuộc Âu hoá nhé?

Xuân Tóc Đỏ củi xuống rất thấp:

- Chúng tôi rất được bán hành trời sáng tạo

Thiếu phụ sung sướng cả cuối:

– Chà! Ông phong nhã quá đi mất

– Thưa bà, hạnh phúc có gì là khác, nếu nó không là hạnh phúc của vợ chồng? Nếu ái tình đến thời kì phai nhạt thì làm thế nào cho vợ chồng có hạnh phúc?

– Ấy chính thể đẩy! Nếu ông Typn cứ cấm đoán mãi tôi, thì chắc không thể yêu được mãi ông ấy như vào ngày mới cưới nữa.

– Thưa bà, chúng tôi không phải chỉ cải cách bề ngoài như lời gièm pha của phái đạo đúc hủ lậu đâu. Vả lại... thưa bà... tiến theo luật tiến hoá chung của xã hội... giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi... Quần áo để làm tăng vẻ đẹp, không cốt che đậy...

Xuân Tóc Đỏ đương mở máy nói như một cái kèn hát thì cánh của kính bị đẩy tung ra. Nhà mĩ thuật sầm sầm chạy vào, có nhà viết báo đi theo.

Nhà mĩ thuật giơ tay lên trời mà than dài:

- Ôi! Phong hoa suy dồi!

Đoạn về sau lung giơ tay lặng lẽ phân bua với nhà viết báo. Ông này cho đó là

con ghen đích đáng của những nhà nghệ sĩ chân chính (những nhà nghệ sĩ là hay cả

ghen lắm) liền phịu mặt, khẽ nói:

– Thật không thể tha thứ được!

Nhung nhà mĩ thuật lại hiểu câu ấy theo ý riêng chứ không phải do lòng ghen tuông. Ông về lấy câu ấy mà nói:

– Có phải thế không, anh? Vợ tôi? Chính vợ tôi? Chính vợ tôi mà lại ăn mặc tân thời như thế này? Hở giời? Quần trắng nữa ư? Hở giời? Đường ngôi lệch, bội môi hình quả tim ư? Hở giời? [...]

Xuân Tóc Đỏ giơ tay ngắn:

– Thưa ngài, tôi xin che chở phải dẹp trong cuộc Âu hoá.

Bà vợ nhà mĩ thuật lúc ấy tức giận như vợ những nhà mĩ thuật mà rằng:

– Thôi đi, anh là đồ ngu! Anh hô hào đổi mới Âu hoá, anh cổ động phải phụ nữ phải cải cách y phục theo mốt của anh, phải đánh phấn bởi môi theo cách thức của anh, thì tôi, tôi phải là một phụ nữ mặc dầu tôi chỉ là vợ anh! Tôi là người đàn bà: Khắp bàn dân thiên hạ này ai cũng có thể làm chứng cho tôi rằng tôi là phụ nữ, chính tôi cũng là phụ nữ Ai bảo không? Ừ, có ai dám chối không? Tôi thách ai dám bảo tội không là đàn bà đấy?

Nhà mĩ thuật xua tay:

- Biết rồi: Biết rồi. Cảm di! Thói chưa? áng tạo

– Tôi không câm có dược không?

– Câm đi, đỗ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta! Mẹ đã hiểu chưa? Người khác thì được, mà mẹ, mẹ là vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!

Bà Typn cãi:

– Thế thì tôi không hiểu nữa đấy!

Nhà mĩ thuật quay sang cầu cứu nhà viết báo. Ông này cắt nghĩa:

– Thưa bác, ta nên chia gia đình với xã hội ra làm hai.

– Thế sao bác cũng chủ trương cải cách trong báo của bác?

– Là vì tôi cũng như bác giai. Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ

chồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng

Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mĩ thuật cũng hăng hái nói tiếp:

– Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ dã hiểu ra chưa?

Vợ nhà mĩ thuật thất thanh kều;

– Giời ơi! Có thể như thế được chăng?

Nhà viết báo giơ hai tay lên không khí, ra vẻ sốt ruột:

– Giời ơi! Thì chỉ có thể mà mãi không hiểu?

Nhà mĩ thuật lại tấm túc nói ngay:

– Rõ đồ khốn! Tưởng bởi Đòi nay mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à?

[…] Đừng có học đòi! Đừng có lãng mạn.

Rồi nhà mĩ thuật quay lại chỉ vào mặt Xuân

– Tôi đã bắt được quả tang anh dùng những văn chương bóng bẩy ra mê hoặc vợ tôi, định làm cho vợ tôi truy lạc, định làm tan nát gia đình nhà tôi đấy nhé! Anh cứ liệu cái thần hồn!

Sau cùng thì ông lôi lấy tay vợ ông, kéo xềnh xệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng

- Mau! Đi về ngay! Về cõi cái quần trắng ra ngay! Không có mà không vợ, không chồng gì nữa dâu.

Nhà viết báo cắp cặp chạy theo cặp vợ chồng ấy nốt.

Còn lại một mình trong phòng, Xuân Tóc Đỏ ôm đầu nghĩ ngợi, băn khoăn không hiểu nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may ra làm sao.

(Trích Số đỏ, Tuyển lập Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2015, tr. 228 – 237)

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close