Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều

Đoạn trích Cấu trúc trong bài thơ "Bếp lửa" làm sáng tỏ vấn đề gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 144 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Đoạn trích Cấu trúc trong bài thơ "Bếp lửa" làm sáng tỏ vấn đề gì?

A. Sự khác nhau giữa Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên.

B. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là tác phẩm truyện thơ

C. Cấu trúc kể chuyện trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

D. Vẻ đẹp của hình tượng bếp lửa trong bài thơ của Bằng Việt

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

C

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 144 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Ý nào sau đây trong phần mở đầu là luận đề của đoạn trích trên?

A. Bếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ "đi cùng năm tháng" với nhiều thế hệ người Việt ...

B. Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?

C. Là cảm xúc chân thành của tác giả, là hình tượng bếp lửa, là hình ảnh người bà cứ trở đi trở lại trong bài?

D. Tất cả đều đúng, và theo ý kiến chủ quan của tôi, cái hay, cái độc đáo của Bếp lửa còn được làm nên từ cấu trúc bài thơ: cấu trúc kể chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

D

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận văn học?

A. Giới thiệu về bối cảnh ra đời và đề tài, chủ đề của bài thơ Bếp lửa

B. Phát biểu cảm nghĩ của người viết về cách kể trong bài thơ Bếp lửa

C. Thuyết phục người đọc về đặc điểm truyện kể trong bài thơ Bếp lửa

D. Kể về câu chuyện mà tác giả Bằng Việt đã viết trong bài thơ Bếp lửa

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

C

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Nội dung "thứ nhất" mà tác giả muốn làm rõ trong đoạn trích trên là gì?

A. Bài thơ có dung lượng ngắn. Đây là điều khá lạ so với một tác phẩm thơ có cấu trúc dạng này.

B. Bộ môn Lí luận văn học đã chỉ rõ một tác phẩm có cốt truyện thông thường sẽ bao gồm tình tiết, chi tiết và biến cố.

C. Những tác phẩm như Truyện Kiều hay Truyện Lục Vân Tiên do có dung lượng lớn nên bao gồm đầy đủ các thành phần trên.

D. Cứ thế, mạch thơ kéo dài đến việc nhà thơ đang hiện thực hóá "giấc mơ có thật" của mình: sinh sống và học tập ở Nga.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

A

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Trong câu văn sau đây, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

"Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?"

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Điệp từ

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

B

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Nêu ra những bằng chứng mà tác giả lấy từ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu/ Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả/ Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Dẫn ra một số câu văn nêu lí lẽ và lời phân tích, bình luận chủ quan của người viết trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

- “Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh những người thân ruột thịt như thế?”

- “Tất cả đều đúng, và theo ý kiến chủ quan của tôi, cái hay, cái độc đáo của Bếp lửa còn được làm nên từ cấu trúc bài thơ: cấu trúc kể chuyện”.

- Có thể nói, bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất, gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc”.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Theo em, trong đoạn trích trên, người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Giải thích: Cấu trúc kể chuyện (hay truyện kể) là dạng cấu trúc khá quen thuộc trong thơ ca….

+ Chứng minh:

- Thứ nhất, Bếp lửa là bài thơ có dung lượng ngắn,... còn Bếp lửa chỉ gồm 41 câu thơ.

+ Bài thơ được bắt đầu bằng hình ảnh “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm”.

+ Đó là khi gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn: “đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, là câu chuyện “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”

- So sánh:

+ Truyện Kiều bao gồm 3254 câu, Truyện Lục Vân Tiên có tổng cộng 2082 câu, một tác phẩm thuộc thơ ca hiện đại như Núi Đôi của Vũ Cao cũng có tới 64 câu,... còn Bếp lửa chỉ gồm 41 câu thơ.

+ Những tác phẩm như Truyện Kiều hay Truyện Lục Vân Tiên có dung lượng lớn… Bếp lửa vỏn vẹn 41 câu nên buộc phải theo hướng tinh gọn,... biến cố chính trong cuộc đời tác giả.

- Bình luận: có thể nói, bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất, gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc”.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Câu văn sau có phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này hay không? Vì sao?

"Có thể nói, bằng việc tập trung khắc hoa những biến cố "đắt giá", thấm thía nhất, gạt bỏ những "chi tiết bình thường" trong độ tuổi "Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng", Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc."

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Câu văn sau chưa phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này. Vì bài viết đang đề cập đến đặc điểm truyện kể trong khi câu văn trên chỉ nói tới biến cố - một trong những yếu tố của truyện kể. Vì vậy mà không thể nói câu văn trên là kết luận cho toàn bộ bài viết.

Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt qua đoạn trích trên?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích trên em hiểu thêm được dù Bếp lửa là một bài thơ nhưng lại có cấu trúc kể chuyện như một truyện thơ. Với 41 câu thơ, tác giả Bằng Việt đã cho thấy được những biến cố mà tác giả đã trải qua trong quá khứ cũng như tình yêu thương bao la, rộng lớn của người bà.

Viết

Trả lời Câu hỏi Viết trang 145 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích một tác phẩm truyện hoặc bi kịch mà em thấy sâu sắc nhất trong sách Ngữ văn 9, tập 2.

Đề 2. Phân tích một nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích nhất trong đoạn thơ trích từ bài Nhà xưa của Nguyễn Sĩ Đại sau đây:

NHÀ XƯA

Nơi em về có một chiếc tàu cau

Rơi lặng lẽ xuống vườn sương cỏ ướt

Tuổi thơ anh sớm mai nào bắt được

Tiếng xạc xào cao vút của trời xanh

 

Nơi em về, xuấn tím nụ vườn chanh

Hoa xoan tím, hoa lục bình cũng tím

Cành tre nhỏ có ngày chim khách đến

Tận bây giờ chờ đợi vẫn rung rung…

 

Nơi em về, trái thị vẫn ngày xưa

Người thương thị, thị thương người phúc hậu

Khế xuống ngọt nồi canh chua mẹ nấu

Túi ba gang vàng, góp mãi không đầy.

 

Nơi em về, mùa hạ vẫn thơ ngây

Tiếng ve hát râm ran vòm duối cổ

Ve ơi ve, mắt mày trong trẻo quá

Em thấy được gì trong mắt của ve đây?

 

Chiều thu vàng phấn mướp, cánh ong bay

Tiếng cục tác gà trưa đi lót ổ…

Nhà đi vắng cửa rèm bỏ ngỏ

Những sắc, thanh xa, vợi tới dâng đầy….

[...]

Phương pháp giải:

Lựa chọn đề phù hợp để trả lời

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Mở bài 

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

Thân bài

2.1. Tóm tắt bối cảnh câu chuyện

Nàng Vũ Nương đẹp người đẹp nết, được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính. Khi trở về nghe lời con, nghi vợ phản bội. Vũ Nương không tự mình oan được bèn trẫm mình tự vẫn. Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ nhưng không quay về cuộc sống trần thế.

2.2. Phân tích nhân vật Vũ Nương

Tính tình: thùy mị, nết na.

Đẹp người, đẹp nết.

Trong cuộc sống bình thường:

Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa.

Khi xa chồng:

Nỗi nhớ chồng dài qua năm tháng.

Một mình chăm mẹ già, con nhỏ tận tình, chu đáo.

2.3. Phân tích nhân vật Trương Sinh

2.4. Ý nghĩa chi tiết cái bóng

2.5. Đặc sắc nghệ thuật

Kết bài

Khái quát lại giá trị câu chuyện.

Nêu những suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của câu chuy

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close