Soạn bài Mục đích của việc học SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diềuChú ý cách người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Đọc hiểu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 128 SGK Văn 9 Cánh diều Chú ý cách người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề Phương pháp giải: Đọc kĩ phần đầu văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Nêu ra xu thế chung của thế giới để nhấn mạnh việc học suốt đời là chìa khóa bước vào thế kỉ XXI Lấy dẫn chứng về khuyến cáo của UNESCO
Xem thêm
Cách 2
Người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bằng cách êu ra xu thế chung của thế giới để nhấn mạnh việc học suốt đời là chìa khóa bước vào thế kỉ XXI đồng thời lấy dẫn chứng về khuyến cáo của UNESCO
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 128 SGK Văn 9 Cánh diều Luận điểm nêu ở phần 2 được triển khai như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần 2 văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Luận điểm học là phải thông hiểu được triển khai với các lí lẽ: - Giải thích học - hiểu - Giá trị của học - hiểu - Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành - Mối quan hệ giữa học và hiểu - Mục đích của học để hiểu
Xem thêm
Cách 2
Luận điểm được triển khai với các lí lẽ: - Giải thích học - hiểu - Giá trị của học - hiểu - Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành - Mối quan hệ giữa học và hiểu - Mục đích của học để hiểu
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 129 SGK Văn 9 Cánh diều Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, áp dụng phần kiến thức ngữ văn Lời giải chi tiết: Cách 1 Mục đích: tạo sự tin cậy, xác thực và tăng niềm tin của người đọc với bài viết vì có cùng tư tưởng với những nhà văn hóa - tư tưởng lớn trên thế giới
Xem thêm
Cách 2
Mục đích: tạo sự tin cậy, xác thực và tăng niềm tin của người đọc với bài viết
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 130 SGK Văn 9 Cánh diều Chú ý cách người viết kết nối các luận điểm Phương pháp giải: Đọc kĩ phần chuyển đoạn trong văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Đưa ra 2 luận điểm phía trên để làm cơ sở, tiền đề cho luận điểm thứ 3
Xem thêm
Cách 2
Người viết kết nối các luận điểm bằng cách đưa ra 2 luận điểm phía trên để làm cơ sở, tiền đề cho luận điểm thứ 3
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 5 Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 130 SGK Văn 9 Cánh diều Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần bình luận Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chứng minh với những cụm từ liên kết như “chẳng những - mà còn”, “vừa…vừa” để nhấn mạnh tác dụng của việc học để hợp tác, cùng chung sống
Xem thêm
Cách 2
Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách sử dụng thao tác lập luận chứng minh với những cụm từ liên kết để nhấn mạnh tác dụng của việc học để hợp tác, cùng chung sống
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 6 Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Chú ý tới điểm chung trong cách triển khai các luận điểm của người viết Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, so sánh giữa các phần Lời giải chi tiết: Cách 1 Điểm chung là tác giả đều đưa ra lí lẽ để giải thích, sau đó nêu những ý nghĩa, giá trị của mỗi việc học
Xem thêm
Cách 2
Điểm chung: đưa ra lí lẽ để giải thích, sau đó nêu những ý nghĩa, giá trị của mỗi việc học
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 1 Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần 1. Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần 1 văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập. - Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI
Xem thêm
Cách 2
- Đặc điểm bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập. - Vấn đề nghị luận có ý nghĩa là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 2 Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Xác định hệ thống luận điểm của văn bản và nhận xét về cách tác giả triển khai mỗi luận điểm đó. Có thể trình bày bằng bảng hoặc sơ đồ, ví dụ:
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, liệt kê và nhận xét Lời giải chi tiết:
CH cuối bài 3 Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, tìm trình tự các luận điểm Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác giả sắp xếp các luận điểm theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.
Xem thêm
Cách 2
- Thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. - Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 4 Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, liên hệ thực tế hiện nay Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác giả muốn khẳng định học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi Điều đó rất đúng trong xã hội ngày nay khi con người có xu thế toàn cầu hóa.
Xem thêm
Cách 2
Khẳng định: học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi Ý nghĩa: rất đúng trong xã hội ngày nay khi con người có xu thế toàn cầu hóa.
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 5 Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Theo em, sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ một trong những yếu tố đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, áp dụng phần kiến thức ngữ văn Lời giải chi tiết: Cách 1 Yếu tố: - Hệ thống luận điểm chặt chẽ, mạch lạc - Các lí lẽ và dẫn chứng đưa ra thuyết phục - Tính thời sự, cập nhật xu thế chung của thế giới Chứng minh: Trong phần “Học để làm”, tác giả đã dẫn ra những phát biểu của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng tính thuyết phục, tin cậy cho luận điểm của mình
Xem thêm
Cách 2
- Sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố: + Hệ thống luận điểm chặt chẽ, mạch lạc + Các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục + Tính thời sự, cập nhật xu thế chung của thế giới - Chứng minh: Trong phần “Học để làm”, tác giả đã dẫn ra những phát biểu của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng tính thuyết phục, tin cậy cho luận điểm của mình
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 6 Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 131 SGK Văn 9 Cánh diều Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì? Phương pháp giải: Liên hệ thực tiễn Lời giải chi tiết: Cách 1 *Một số bất cập: - Nhiều bạn học sinh, sinh viên vẫn đang thụ động tiếp nhận các bài giảng trên lớp của thầy cô mà không suy nghĩ, đào sâu, không sáng tạo, không vận dụng tư duy bản thân để phát triển thêm bài học - Học sinh, sinh viên vẫn tồn tại tâm lý học lệch, như quá thiên về các môn như toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ… mà bỏ qua các môn khác. - Giới trẻ hiện nay vẫn đang chăm chỉ tích lũy cho mình bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí ôm lý thuyết suông nhưng chưa chú trọng trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, chưa chủ động tiếp cận với thực tế để làm phong phú vốn hiểu biết của mình mà sách vở không thể cung cấp hết được, chưa chú trọng thực tập, thực hành các kỹ năng cần thiết. …. *Giải pháp: Cần quan tâm đến chất lượng lao động, nâng cao năng suất lao động. Muốn làm được điều này phải quan tâm hơn đến giáo dục nghề nghiệp, phải gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học để xác định cần đào tạo kiến thức gì, kỹ năng gì, lĩnh vực gì để ưu tiên. Không nên đào tạo theo hướng có cơ sở vật chất thế nào, có đội ngũ thế nào cứ đào tạo theo hướng đó, mà phải nghĩ đến thị trường lao động, yêu cầu phát triển của đất nước.
Xem thêm
Cách 2
*Một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay: - Thụ động tiếp nhận các bài giảng trên lớp của thầy cô mà không suy nghĩ, đào sâu, không sáng tạo, không vận dụng tư duy bản thân để phát triển thêm bài học - Tâm lý học lệch, như quá thiên về các môn như toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ… mà bỏ qua các môn khác. - Tích lũy cho mình bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí ôm lý thuyết suông nhưng chưa chú trọng trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, chưa chủ động tiếp cận với thực tế để làm phong phú vốn hiểu biết của mình mà sách vở không thể cung cấp hết được, chưa chú trọng thực tập, thực hành các kỹ năng cần thiết. …. *Giải pháp: Cần quan tâm đến chất lượng lao động, nâng cao năng suất lao động.
Xem thêm
Cách 2
Quảng cáo
|