Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắnVấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Tóm tắt Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả Lê Đạt. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ. Trước khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”. Phương pháp giải: - Nhớ lại những bài thơ, nhà thơ đã học và thử hình dung về những nhà thơ đó. - Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của một số bài thơ đã học và từ đó nêu suy nghĩ về việc làm thơ với những phút cao hứng, “bốc đồng”. Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Những hình dung về nhà thơ: + Là một người tri thức, vốn từ ngữ phong phú. + Là người giàu trí tưởng tượng, có tâm hồn mộng mơ. + Việc làm thơ với những phút cao hứng, “bốc đồng” là việc có thể, làm thơ thường dựa vào cảm hứng ngắn ngủi và bất chợt. Trước khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ? Phương pháp giải: - Tìm hiểu hoặc nhớ lại một số định nghĩa về thơ, nhà thơ và công việc làm thơ. Lời giải chi tiết: - "Thơ" là "một hình thức nghệ thuật" dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. - Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chân, thiện, mỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người. Trong khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản. - Lý giải nghĩa “ý tại ngôn tại” để giải thích lý do tác giả viết “ý tại ngôn tại”. Lời giải chi tiết: Ở đây, tác giả muốn nói ngôn ngữ trong văn chương không giống với ngôn ngữ thơ. “Ý tại ngôn tại” là ý trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu nghĩa ẩn sâu bên trong của nó. Trong khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tư vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không? Phương pháp giải: - Đọc đoạn (1) của văn bản. - Đọc chú giải về “nghĩa tự vị” và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - "Nghĩa tiêu dùng" là nghĩa hay dùng hàng ngày khi giải nghĩa các từ; "nghĩa tự vị" là nghĩa trong từ điển. - Hai cụm từ này đều cùng diễn đạt một nghĩa, ý nói khi nghĩa các từ thường được lấy ở từ điển, dùng nghĩa mà người ta biết. Trong khi đọc Câu 3 Video hướng dẫn giải Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản. - Chú ý vào những câu nói về việc tác giả “rất ghét”, “không mê” và “ưa” thứ gì để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Tác giả "rất ghét" quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và "không mê" các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho. - Tác giả "ưa" những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ. - Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều mà tác giả muốn nói. Trong khi đọc Câu 4 Video hướng dẫn giải “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa? Phương pháp giải: - Đọc đoạn (2), (3) của văn bản. - Chú ý vào những câu văn nói về chức nhà thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Một "nhà thơ" không còn là nhà thơ khi họ không còn chăm chỉ làm việc trên những trang giấy nữa, hay khi họ thất bại trong "cuộc bầu cử chữ" khắc nghiệt. Sau khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì? Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Dựa vào nhan đề, luận điểm luận cứ để chỉ ra vấn đề chính được bàn luận trong văn bản. Lời giải chi tiết: Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là vai trò của ngôn ngữ, của chữ đối với nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của tác giả. Sau khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả. Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Chú ý những câu văn nhắc đến nghề thơ, quan niệm về thơ trong văn bản. - Chỉ ra câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả. Lời giải chi tiết: Câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả: "Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ." Sau khi đọc Câu 3 Video hướng dẫn giải Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến: - Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng. - Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn. Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn. Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Đọc phần (2) của văn bản. - Chú ý những lí lẽ, bằng chứng về quan niệm trên được đưa ra ở đoạn (2) của văn bản. - Nêu ý kiến về những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên. Lời giải chi tiết: - Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên. - Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết phục với người đọc. Sau khi đọc Câu 4 Video hướng dẫn giải Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này. Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Nêu định nghĩa khái niệm chữ dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản. Lời giải chi tiết: - Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, là công cụ biểu đạt quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết. - Chữ trong bài thơ cần có sự tương quan, liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng của nhà thơ. Sau khi đọc Câu 5 Video hướng dẫn giải Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa. Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Đọc đoạn (1) trong văn bản. - Nêu ý kiến về luận điểm của tác giả và đưa ra một số ví dụ minh họa. Lời giải chi tiết: - Tôi đồng ý với luận điểm của tác giả Lê Đạt. Ví dụ: những câu chữ trong một số bài thơ như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, … đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu truyền tải tiếng lòng của nhà thơ. Sau khi đọc Câu 6 Video hướng dẫn giải Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca? Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72. - Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. - Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản. - Nêu những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản. Lời giải chi tiết: Những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản: - Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn. - Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo "ý tại ngôn ngoại" và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc. - Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ. Kết nối đọc - viết Video hướng dẫn giải Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt. Phương pháp giải: - Giới thiệu ngắn gọn về nhận định cần bàn luận. - Giải thích ý nghĩa của nhận định. - Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phân tích, bàn luận về nhận định đó. - Khái quát, khẳng định lại tính chất của nhận định. Lời giải chi tiết: Tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà thơ Đỗ Phủ hay còn được người đời gọi là "thi thánh" với bài thơ Thu hứng đã sử dụng những câu chữ mang tính ước lệ, lời thơ buồn với những âm vang và nhịp điệu đã đưa người đọc đến với thế giới cảm xúc tâm hồn của nhà thơ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy sự khó khăn, vất vả, nhà thơ phải thổi hồn vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ thơ ca, phải dựa vào chữ để tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Điều đó cũng cho ta thấy Chữ bầu lên nhà thơ là một nhận định đúng.
Quảng cáo
|