Lý thuyết về ếch đồng

Ếch sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước...). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc...

Quảng cáo

 

LỚP LƯỠNG CƯ

Lớp Lưỡng cư bao gồm những động vật như ếch, nhái, chão chuộc, chẫu, cóc… có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn

I. ĐỜI SỐNG

- Ếch sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước… ). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm.

- Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc…

- Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông).

- Ếch là động vật biến nhiệt.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Di chuyển

Ếch có 2 cách di chuyển là nhảy trên cạnbơi dưới nước.

- Khi trên cạn ếch ngồi, chi sau gập dạng chữ Z, lúc nhảy lên chi sau duỗi thẳng tạo lực giúp ếch nhảy cóc trên mặt đất.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng (hay, chi tiết)

- Ếch bơi dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái, ếch bơi dễ dàng trong nước.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng (hay, chi tiết)

Bảng : Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch


III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

- Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu “gọi ếch cái” để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài (1). Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày (2) nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc (3). Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn (4, 5) để trở thành ếch con (6).

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng (hay, chi tiết)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close