-
Tế bào trao đổi chất với môi trường bên ngoài bằng cách nào? Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì?
Tế bào luôn thực hiện trao đổi chất để duy trì sự sống. Trao đổi chất ở tế bào gồm có quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và quá trình trao đổi chất qua màng sinh chất. Đồng hóa và dị hóa là hai mặt của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Các chất được vận chuyển qua màng sinh chất bằng 3 hình thức: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất - nhập bào.
Xem chi tiết -
Vận chuyển thụ động là gì? Thẩm thấu là gì?
Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp - xuôi chiều gradien nồng độ, nên không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển thụ động được thực hiện bằng 2 con đường: khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất và khuếch tán qua các kênh, bơm protein.
Xem chi tiết -
Vận chuyển chủ động là gì? Những chất nào được vận chuyển chủ động?
Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ cao (ngược chiều gradient nồng độ), cần có protein màng và tiêu tốn năng lượng.
Xem chi tiết -
Sự nhập bào và xuất bào là gì?
Nhập bào và xuất bào là hai hình thức vận chuyển các chất nhờ biến dạng màng tế bào, giúp vận chuyển các đại phân tử sinh học có kích thước quá lớn, tiêu tốn năng lượng.
Xem chi tiết -
Năng lượng là gì? Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào diễn ra như thế nào?
Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật. Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới 2 dạng là: động năng và hóa năng. Trong đó, hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Trong tế bào, sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
Xem chi tiết -
ATP là gì? ATP giải phóng năng lượng bằng cách nào?
ATP là tên viết tắt của Adenosine Triphosphate, là một hợp chất mang năng lượng chủ yếu của tế bào. ATP được cấu tạo bởi 3 thành phần: 1 gốc đường ribose, 1 nitrogen base loại Adenin (A) và 3 phân tử phosphate liên kết với nhau bởi 2 liên kết cao năng. Năng lượng có trong phân tử ATP nằm ở chính liên kết cao năng giữa các gốc phosphate với nhau.
Xem chi tiết -
Enzyme là gì? Enzyme đóng vai trò gì trong cơ thể?
Enzyme là chất xúc tác sinh học trong tế bào và cơ thể, có bản chất là protein. Vai trò chính của enzyme là xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp các phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn và không bị biến đổi sau phản ứng.
Xem chi tiết -
Enzyme có cấu tạo như thế nào? Cơ chế tác động của enzyme là gì?
Enzyme có bản chất là protein. Ngoài ra, trong cấu trúc của enzyme có thành phần không phải protein gọi là cofactor (ion kim loại, chất hữu cơ …). Quá trình tác động của enzyme tới cơ chất được chia thành 3 giai đoạn: (1) Enzyme kết hợp với cơ chất. (2) Enzyme xúc tác cho phản ứng. (3) Sản phẩm sau phản ứng tách ra khỏi enzyme.
Xem chi tiết -
Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme?
Hoạt tính của enzyme được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển đổi (hoặc lượng sản phẩm tạo thành) trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn. Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme và các chất hoạt hóa, chất ức chế enzyme.
Xem chi tiết -
Tổng hợp là gì? Vai trò của quá trình tổng hợp là gì?
Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. Quá trình tổng hợp có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của sản phẩm tạo thành.
Xem chi tiết