Lý thuyết Phép tính lôgarit - Toán 11 Cánh diều1. Khái niệm lôgarit a) Định nghĩa Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
1. Khái niệm lôgarit a) Định nghĩa Với a > 0, a \( \ne \) 1 và b > 0, ta có: \(c = {\log _a}b \Leftrightarrow {a^c} = b\). Ngoài ra: - Lôgarit thập phân của b là lôgarit cơ số 10 của số thực dương b: \(c = \log b \Leftrightarrow {10^c} = b\) - Lôgarit tự nhiên của b là lôgarit cơ số e của số thực dương b: \(c = \ln b \Leftrightarrow {e^c} = b\). b) Tính chất Với a > 0, a \( \ne \) 1 và b > 0, ta có: \({\log _a}1 = 0\); \({\log _a}a = 1\); \({\log _a}{a^c} = c\); \({a^{{{\log }_a}b}} = b\). 2. Một số tính chất của phép tính lôgarit Trong mục này, ta xét a > 0, a \( \ne \) 1 và b > 0. a) Lôgarit của một tích, một thương Với m > 0, n > 0, ta có:
Nhận xét: \({\log _a}\left( {\frac{1}{b}} \right) = - {\log _a}b\). b) Lôgarit của một lũy thừa Với mọi số thực \(\alpha \), ta có: \({\log _a}{b^\alpha } = \alpha {\log _a}b\). Nhận xét: Với mọi số nguyên dương \(n \ge 2\), ta có: \({\log _a}\sqrt[n]{b} = \frac{1}{n}{\log _a}b\). c) Đổi cơ số của lôgarit Với a, b là hai số thực dương khác 1 và c là số thực dương, ta có: \({\log _b}c = \frac{{{{\log }_a}c}}{{{{\log }_a}b}}\). Nhận xét: Với a, b là hai số thực dương khác 1, c > 0 và \(\alpha \ne 0\), ta có những công thức sau:
Quảng cáo
|