Lý thuyết Giá trị lượng giác của một góc lượng giác - SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác Quảng cáo
1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
- Trên đường tròn, lấy điểm M(x;y) như hình vẽ. Khi đó: \(x = \)cos\(\alpha \), \(y = \)sin\(\alpha \). tan\(\alpha \)\( = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }} = \frac{y}{x}\left( {x \ne 0} \right)\) \(\cot \alpha = \frac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }} = \frac{x}{y}\left( {y \ne 0} \right)\) - Các giá trị sin\(\alpha \), cos\(\alpha \), tan\(\alpha \), cot\(\alpha \) được gọi là các giá trị lượng giác của góc lượng giác \(\alpha \). *Chú ý: a, Trục tung là trục sin, trục hoành là trục côsin. Trục As có gốc ở điểm A(1;0) và song song với trục sin là trục tang. Trục Bt có gốc ở điểm B(0;1) và song song với trục coossin gọi là trục côtang.
b, \(\sin \alpha \)và \(\cos \alpha \) xác định với mọi \(\alpha \in \mathbb{R}\). \(\tan \alpha \)xác định với các góc \(\alpha \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\). \(\cot \alpha \) xác định với các góc \(\alpha \ne k\pi ,k \in \mathbb{Z}\). c, Với mọi góc lượng giác \(\alpha \) và số nguyên k, ta có: \(\begin{array}{l}\sin \left( {\alpha + k2\pi } \right) = \sin \alpha \\\cos \left( {\alpha + k2\pi } \right) = \cos \alpha \\\tan \left( {\alpha + k\pi } \right) = \tan \alpha \\\cot \left( {\alpha + k\pi } \right) = \cot \alpha \end{array}\) d, Bảng các giá trị lượng giác đặc biệt
2. Tính giá trị lượng giác của một góc bằng máy tính cầm tay - Lần lượt ấn các phím SHIFT \( \to \)MENU \( \to \)2: Để chọn đơn vị độ: ấn phím 1 (Degree). Để chọn đơn vị radian: ấn phím 2 (Radian). - Ấn các phím MENU 1 để vào chế độ tính toán. 3. Hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác \(\begin{array}{l}{\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\\1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}\left( {\alpha \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right)\\1 + {\cot ^2}\alpha = \frac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }}\left( {\alpha \ne k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right)\\\tan \alpha .\cot \alpha = 1\left( {\alpha \ne \frac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\) 4. Giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt
\(\begin{array}{l}\sin \left( { - \alpha } \right) = - \sin \alpha \\\cos \left( { - \alpha } \right) = \cos \alpha \\\tan \left( { - \alpha } \right) = - \tan \alpha \\\cot \left( { - \alpha } \right) = - \cot \alpha \end{array}\)
\(\begin{array}{l}\sin \left( {\pi - \alpha } \right) = \sin \alpha \\\cos \left( {\pi - \alpha } \right) = - \cos \alpha \\\tan \left( {\pi - \alpha } \right) = - \tan \alpha \\\cot \left( {\pi - \alpha } \right) = - \cot \alpha \end{array}\)
\(\begin{array}{l}\sin \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right) = c{\rm{os}}\alpha \\\cos \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right) = \sin \alpha \\\tan \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right) = \cot \alpha \\\cot \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right) = \tan \alpha \end{array}\)
\(\begin{array}{l}\sin \left( {\pi + \alpha } \right) = - \sin \alpha \\\cos \left( {\pi + \alpha } \right) = - \cos \alpha \\\tan \left( {\pi + \alpha } \right) = \tan \alpha \\\cot \left( {\pi + \alpha } \right) = \cot \alpha \end{array}\)
Quảng cáo
|