Lý thuyết Bảng tần số và biểu đồ tần số Toán 9 Chân trời sáng tạo1. Tần số và bảng tần số - Mẫu dữ liệu là tập hợp các dữ liệu thu thập được theo tiêu chí cho trước. - Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong mẫu dữ liệu. - Bảng tần số biểu diễn tần số của mỗi giá trị trong mẫu dữ liệu. Bảng gồm hai dòng, dòng trên ghi các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu, dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó. Quảng cáo
1. Tần số và bảng tần số
Chú ý: - Khi dữ liệu là các số thì mẫu dữ liệu còn được gọi là mẫu số liệu. - Số các dữ liệu trong mẫu được gọi là cỡ mẫu, thường được kí hiệu là N. - Có thể chuyển bảng tần số dạng “ngang” thành bảng tần số dạng “dọc”: Trong đó \({m_1}\) là tần số của \({x_1}\), \({m_2}\) là tần số của \({x_2}\),…, \({m_k}\) là tần số của \({x_k}\). Nhận xét: Bảng tần số giúp chúng ta nhanh chóng quan sát các đặc điểm của mẫu dữ liệu như số lần xuất hiện của mỗi giá trị, giá trị xuất hiện nhiều lần nhất, giá trị xuất hiện ít lần nhất,…. Bảng tần số cũng rất tiện lợi cho việc tính toán với mẫu số liệu. Ví dụ: Thống kê khối lượng rau thu hoạch một vụ (đơn vị: tạ) của mỗi hộ gia đình trong 38 hộ gia đình tham gia chương trình trồng rau theo tiêu chuẩn VIETGAP như sau: Cỡ mẫu N = 38. Bảng tần số của mẫu số liệu thống kê là: 2. Biểu đồ tần số
Ví dụ: Biểu đồ biểu diễn tần số của mỗi mặt trong 24 lần gieo bởi biểu đồ cồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng: Chú ý: Có thể kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đoạn thẳng trên cùng một biểu đồ:
Quảng cáo
|