Lí thuyết Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10Khối lượng riêng Áp lực và áp suất Áp suất của chất lỏng Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 34: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG I. Khối lượng riêng - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó: Khối lượng riêng = Khối lượng / Thể tích \(\rho = \frac{m}{V}\) - Đơn vị: kg/m3. II. Áp lực và áp suất 1. Áp lực a) Khái niệm áp lực Lực ép \(\overrightarrow {{F_N}} \) có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc được gọi là áp lực b) Áp lực phụ thuộc những yếu tố nào? - Áp lực phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc và khối lượng của vật.
2. Áp suất - Để đặc trưng cho tác dụng của áp lực người ta dùng khái niệm áp suất, có độ lớn bằng áp lực chia cho diện tích bị ép. \(p = \frac{{{F_N}}}{S}\) - Đơn vị: N/m2, có tên gọi là paxcan (Pa). 1Pa = 1N/m2 III. Áp suất của chất lỏng 1. Sự tồn tại áp suất chất lỏng Vật ở trong chất lỏng sẽ chịu áp suất của chất lỏng tác dụng lên vật theo mọi phương. 2. Công thức tính áp suất chất lỏng - Công thức: p = pa + ρgh - Trong đó: + p là áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình. + pa là áp suất của khí quyển trên mặt thoáng của chất lỏng. + ρ là khối lượng riêng của chất lỏng. + g là gia tốc trọng trường. + h là chiều cao của cột chất lỏng, cũng là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng. - Chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng nên áp suất mà ta tính được ở trên cũng là áp suất của chất lỏng tác dụng lên các điểm ở thành bình có khoảng cách tới mặt thoáng chất lỏng là h. 3. Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên - Độ chênh lệch về áp suất của chất lưu giữa hai điểm M và N: ∆p = ρg∆h Sơ đồ tư duy về “Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng” Quảng cáo
|