Bài 14. Định luật 1 Newton trang 60, 61, 62 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch chuyển và khi ngừng đẩy thì nó dừng lại. Nếu em đặt mình vào thời của nhà khoa học Hy Lạp. Quan sát các vật trong Hình 14.2. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình. Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau. Xe đột ngột tăng tốc. Xe phanh gấp. Xe rẽ nhanh sang trái. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tá

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 60

Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch chuyển và khi ngừng đẩy thì nó dừng lại. Nếu em đặt mình vào thời của nhà khoa học Hy Lạp Aristotle (384-322 TCN), khi mà mọi người còn chưa biết đến ma sát, thì em sẽ trả lời câu hỏi nêu ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Tự đặt bản thân mình vào thời của nhà khoa học.

Lời giải chi tiết:

Khi mọi người chưa biết đến ma sát, thì em sẽ trả lời là có một loại lực nào đó đã giữ chân quyển sách lại.

Câu hỏi tr 61 CH 1

Quan sát các vật trong Hình 14.2.

1. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên.

2. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình

Phương pháp giải:

Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Lời giải chi tiết:

 1. 

Quả cầu chịu tác dụng của hai lực, đó là trọng lực P và lực căng T, hai lực này có phương thẳng đứng, chiều đối nhau và độ lớn bằng nhau, nên quả cầu có hợp lực bằng 0, vì vậy quả cầu đứng yên

2.

Do ván trượt chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, nên khi ván trượt chuyển động thì sẽ là chuyển động thẳng đều, vì vậy ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình.

Câu hỏi tr 61 HĐ

Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật

Chuẩn bị: Một tấm ván dài khoảng 1 m làm mặt phẳng nghiêng, xe lăn, vật nhỏ đặt trên xe lăn, vật chắn (có thể dùng quyển sách dày) (Hình 14.3).

Tiến hành:

- Đặt các vật nhỏ lên xe lăn. Giữ các vật và xe đứng yên trên đỉnh mặt phẳng nghiêng.

- Thả cho xe trượt xuống dốc, dọc theo mặt phẳng nghiêng.

- Quan sát hiện tượng xảy ra đối với xe và các vật trên xe.

Thảo luận:

1. Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vật nhỏ bị văng về phía trước.

2. Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi?

Phương pháp giải:

Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Lời giải chi tiết:

1.

Khi xe đang trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì theo quán tính xe vẫn di chuyển về phía trước thêm một đoạn nữa, do vậy khi bị cản lại thì xe vẫn bị văng về phía trước

2.

Dùng sợi dây một đầu nối vào xe một đầu còn lại nối vào một vật để làm giảm tốc độ của xe.

Câu hỏi tr 61 CH 2

1. Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau:

a) Xe đột ngột tăng tốc.

b) Xe phanh gấp

c) Xe rẽ nhanh sang trái

2. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tác dụng của các lực. Nếu bỗng nhiên các lực này mất đi thì:

A. Vật dừng lại ngay.

B. Vật đổi hướng chuyển động.

C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại

D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

3. Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực nên nó.

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật I Newton

Lời giải chi tiết:

1.

a) Đối với một hành khách đang ngồi trong ô tô, khi xe đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ ngã người về phía sau.

b) Khi xe phanh gấp thì hành khách sẽ ngã người về phía trước

c) Khi xe rẽ nhanh sang trái thì người sẽ nghiêng về phía bên phải

2.

Nếu vật đang chuyển động với vận tốc là 3 m/s dưới tác dụng của các lực, bỗng nhiên các lực mất đi thì xe sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi, và vận tốc của xe vẫn là 3 m/s

Chọn D.

3.

Vật có khối lượng để trên mặt bàn, chắc chắn rằng vật có trọng lượng, và trọng lượng luôn hướng xuống dưới, vật vẫn nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0, suy ra vật phải chịu thêm một lực khác ngược chiều với trọng lực, và đó chính là phản lực từ bàn tác dụng lên vật.

Câu hỏi tr 62

1. Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn. Giải thích điều này.

2. Để tra đầu búa vào cán, nên chọn cách nào dưới đây? Giải thích tại sao.

a) Đập mạnh cán búa xuống đất như Hình 14.4a.

b) Đập mạnh đầu búa xuống đất như Hình 14.4b.

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật I Newton

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Lời giải chi tiết:

1.

Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn, vì khi các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh về phía trước, theo quán tính thì người ngồi trên các phương tiện sẽ lao người về phía sau. Khi các phương tiện gặp vấn đề, sẽ phanh gấp, lúc này theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước, nhờ có dây an toàn mà cơ thể vẫn giữ lại được cơ thể chúng ta, tránh trường hợp bị ngã, nguy hiểm đến con người.

2.

Để tra đầu búa vào cán, ta nên chọn cách đập cán búa xuống đất như Hình 14.4a

Vì khi bị gõ mạnh xuống đất, cán búa bị giữ lại còn đầu búa vẫn chuyển động theo quán tính và ngập sâu vào cán.

  • Bài 15. Định luật 2 Newton trang 63, 64, 65, 66 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình 15.1). Khối lượng của vật là. Trong các cách viết hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tố

  • Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ. Hãy vẽ cặp lực đẩy nhau (Hình 16.2a) hoặc hút nhau (HÌnh 16.2b) và chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì. Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không. Tại sao. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a). Dùng bú

  • Bài 17. Trọng lực và lực căng trang 69, 70, 71 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất. Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 10 N. Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng. Dựa vào Hình 17.4, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây. Những vật nào chịu lực căng của dây. Lực căng có phương, chiều thế nào. Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình 17.5a và 17.5b.

  • Bài 18. Lực ma sát trang 72, 73, 74, 75, 76 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ. Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào. Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau. Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp. Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc. Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm nh

  • Bài 19. Lực cản và lực nâng trang 77, 78, 79 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Bằng cảm nhận trực giác, em thử đoán xem độ lớn của lực cản phụ thuộc vào những yếu tố nào. Em hãy tìm những thí nghiệm để chứng minh cho những dự đoán của em. Trong hình ở phần mở đầu bài học, ô tô nào chịu lực cản nhỏ hơn. Nêu thêm một số ví dụ chứng tỏ lực cản của không khí liên quan đến hình dạng và tốc độ của vật. Chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Tại sao chúng không bị rơi xuống đất do trọng lực (Hình 19.5b). Biểu diễn các lực tác dụng lên một khí cầu đang lơ lửng trong không

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close