Lí thuyết Bài 27. Hiệu suất - Vật lí 10

Năng lượng có ích và năng lượng hao phí Hiệu suất

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo

BÀI 27: HIỆU SUẤT

I. Năng lượng có ích và năng lượng hao phí

- Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.

Ví dụ:

- Trong các động cơ nhiệt thông thường có khoảng từ 60 – 70% năng lượng bị hao phí.

- Trong các động cơ điện năng lượng hao phí thấp hơn, chỉ vào khoảng 10%

- Nhưng trong Pin mặt trời thì ngược lại, chỉ có khoảng 10% năng lượng của ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành điện năng, còn lại là năng lượng hao phí.

II. Hiệu suất

- Để đánh giá tỉ lệ giữa năng lượng có ích và năng lượng toàn phần, người ta dùng khái niệm hiệu suất.

Hiệu suất = Năng lượng có ích : Năng lượng toàn phần

- Biểu thức:

\(H = \frac{{{W_{ci}}}}{{{W_{tp}}}}.100\% \) hoặc \(H = \frac{{{\wp _{ci}}}}{{{\wp _{tp}}}}.100\% \)

Trong đó: \({\wp _{ci}}\) là công suất có ích, \({\wp _{tp}}\) là công suất toàn phần.

- Hiệu suất của động cơ nhiệt:

\(H = \frac{A}{Q}.100\% \)

Trong đó:

+ A là công cơ học mà động cơ thực hiện được (J),

+ Q là nhiệt lượng mà động cơ nhận được từ nhiên liệu bị đốt cháy (J).

- Hiệu suất của một số thiết bị điện

Sơ đồ tư duy về “Hiệu suất”

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close