Lí thuyết Bài 23. Năng lượng. Công cơ học - Vật lí 10Năng lượng Công cơ học Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 23: NĂNG LƯỢNG. CÔNG CƠ HỌC I. Năng lượng - Mọi hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đều cần có năng lượng dưới các dạng khác nhau như: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử - Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác - Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. II. Công cơ học 1. Thực hiện công - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác. - Việc truyền năng lượng cho vật bằng cách tác dụng lực lên vật làm vật thay đổi trạng thái chuyển động được gọi là thực hiện công cơ học. 2. Công thức tính công a) Khi lực không đổi và cùng hướng với chuyển động - Khi lực cùng hướng với chuyển động thì độ dịch chuyển có độ lớn bằng quãng đường đi được s nên công thức tính công có dạng: A = F.s = F.d - Đơn vị: jun (J). 1J = 1N.1m b) Khi lực không đổi và không cùng phương với chuyển động Công thức tính công: A = Fs.s = (F.cosα).s = F.s.cosα Tùy thuộc vào góc α mà có thể xảy ra các trường hợp sau - 0 ≤ α < 90o ⇒ A > 0: lực sinh công dương (công phát động) - α = 90o ⇒ A = 0 : lực không sinh công. - 90o < α ≤ 180o ⇒ A < 0 : lực sinh công âm (công cản) Sơ đồ tư duy về “Năng lượng. Công cơ học”
Quảng cáo
|