Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 1Đề bài
Câu 1 :
Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
Câu 2 :
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
Câu 3 :
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
Câu 4 :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
Câu 5 :
Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
Câu 6 :
Ý nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:
Câu 7 :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
Câu 8 :
Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do
Câu 9 :
Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng
Câu 10 :
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sự Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Câu 2 :
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Than, dầu, khí -> phát triển nhiệt điện chạy bằng than và khí.
Câu 3 :
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xác đinh từ khóa: ý nghĩa xã hội Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu => tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu 4 :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).
Câu 5 :
Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Gia tăng tự nhiên giảm -> tỉ lệ sinh giảm -> hạn chế được sự gia tăng dân số quá nhanh -> từ đó liên hệ những tác động tích cực của vấn đề này lên kinh tế, xã hội, môi trường. Lời giải chi tiết :
- Gia tăng tự nhiên giảm chủ yếu là do giảm tỉ lệ sinh, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh mỗi năm, điều này góp phần: + Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuốc sống người dân (nhờ đầu tư tốt hơn cho y tế, giáo dục, nơi ở, phúc lợi xã hội….). + Giảm sức ép về vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. => Nhận xét A, C D đúng. - Gia tăng tự nhiên giảm hầu như không tác động đến sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu chịu tác động của chính sách đa dạng hóa thành phần kinh tế, mở cửa và thu hút đầu tư.
Câu 6 :
Ý nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xác định từ khóa: không phải là nhân tố kinh tế - xã hội. Lời giải chi tiết :
Xác định từ khóa: không phải là nhân tố kinh tế - xã hội -> có nghĩa là điều kiện tự nhiên. => Đất badan và phù sa châu thổ không phải là nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta.
Câu 7 :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Câu 8 :
Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do
Đáp án : B Phương pháp giải :
Lao động phụ thuộc vào hoạt động kinh tế. Vì vậy sự thay đổi cơ cấu lao động phụ thuộc vào chính sách chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta. => Liên hệ các chính sách phát triển kinh tế ở nước ta. Lời giải chi tiết :
Nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động: - Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. - Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống. - Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn. => Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn. => Loại đáp án A, C, D - Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.
Câu 9 :
Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ đặc điểm nông nghiệp nổi bật và quy mô dân số ở đồng bằng sông Hồng. Lời giải chi tiết :
Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng vì sự phân bố của đàn lợn thường gắn liền với vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân. - Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn thứ 2 của nước ta nên nguồn thức ăn cho đàn lợn rất dồi dào từ hoa màu, phụ phẩm lương thực, thủy sản, thức ăn công nghiệp. - Vùng tập trung dân cư đông đúc, nhiều thành phố đô thị nên nhu cầu tiêu thụ thịt lợn rất lớn.
Câu 10 :
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ sự phát triển kinh tế ở nông thôn và thành thị. Lời giải chi tiết :
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước….tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên. - Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm. |