Đề thi học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 3Đề bài
Câu 1 :
Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?
Câu 2 :
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
Câu 3 :
Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?
Câu 4 :
Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Câu 5 :
Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là
Câu 6 :
Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 7 :
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở
Câu 8 :
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
Câu 9 :
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
Câu 10 :
Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
Câu 11 :
Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
Câu 12 :
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô
Câu 13 :
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
Câu 14 :
Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là
Câu 15 :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
Câu 16 :
Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là
Câu 17 :
Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ ?
Câu 18 :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
Câu 19 :
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Câu 20 :
Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:
Câu 21 :
Tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 22 :
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
Câu 23 :
Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 24 :
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
Câu 25 :
Cây lương thực chính ở nước ta là
Câu 26 :
Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là
Câu 27 :
Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?
Câu 28 :
Cho bảng số liệu: DÂN SỐ PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
Câu 29 :
Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là
Câu 30 :
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
Câu 31 :
Cho bảng số liệu: Số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 (Đơn vị: triệu lượt người)
Nhận xét nào sau đây không đúng:
Câu 32 :
Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
Câu 33 :
Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do
Câu 34 :
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
Câu 35 :
Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
Câu 36 :
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là
Câu 37 :
Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
Câu 38 :
Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Câu 39 :
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:
Câu 40 :
Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ kiến thức về sự thay đổi tỉ số giới tính của nước ta. Lời giải chi tiết :
Tỉ số giới tính của nước ta có sự thay đổi trong thời gian qua và chịu tác động của nhiều nhân tố: - Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước => Nhận xét A, B, D đúng. - Quy mô dân số không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính của nước ta.
Câu 2 :
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xác định từ khóa: điều kiện thuận lợi nhất, để đánh bắt thủy sản. Lời giải chi tiết :
Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều điểu kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản: vùng biển rộng lớn (các tỉnh đều giáp biển), ven biển có nhiều bãi tôm bãi cá lớn => mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn -> phát triển mạnh ngành đánh bắt thủy hải sản.
Câu 3 :
Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản. => Nhận xét A, B, C đúng - Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hóa khí hậu và các điều kiện đất trồng. Công nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ,
Câu 4 :
Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. (Nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, thâm canh lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển).
Câu 5 :
Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đà Lạt có khí hậu ôn đới mát mẻ, nổi tiếng với các loại hoa và rau quả ôn đới.
Câu 6 :
Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Câu 7 :
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.
Câu 8 :
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xác đinh từ khóa: ý nghĩa xã hội Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu => tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu 9 :
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm. => Loại đáp án A, B, C - Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.
Câu 10 :
Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tiếp giáp của Bắc Trung Bộ là: + Phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào. + Phía Đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài. + Phía Bắc giáp vùng đồng bằng sông Hồng. + Phía Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. => Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Bắc Trung Bộ.
Câu 11 :
Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sự Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Câu 12 :
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ
Câu 13 :
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm của ngành công nghiệp này. Lời giải chi tiết :
Công nghiệp khai thác khoáng sản trực tiếp hoạt động, khai thác tại các mỏ khoáng sản (than, quặng) => sản phẩm thu về là các nguyên liệu thô (than, quặng sắt, apatit, sét, đá vôi…). Cơ cấu các loại khoáng sản, quy mô, trữ lượng, chất lượng các mỏ có ảnh hưởng đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm nguyên nhiên liệu thu được.
Câu 14 :
Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước (năm 2002 mật độ dân số cao nhất nước là 1179 người/km2)
Câu 15 :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).
Câu 16 :
Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là giao thông vận tải. Giảo thông vận tải thuộc dịch vụ sản xuất.
Câu 17 :
Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ: - Vị trí ở giữa lãnh thổ, phía bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ => là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, đóng vai trò trung chuyển, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai miền. - Giáp đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển => dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất, là thị trường tiêu thụ rộng lớn. => Nhận xét A, C, D - Phía Tây giáp Lào => là cửa ngõ ra biển của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Từ Tây Nguyên ra biển, nếu đi qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bằng các tuyến đường ngang sẽ thuận tiện hơn nhiều so với quãng đường vòng qua Bắc Trung Bộ ở phía trên. Do vậy, Bắc Trung Bộ không phải là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. => Nhận xét B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên không đúng.
Câu 18 :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Câu 19 :
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Liên hệ kiến thức về vai trò của cây công nghiệp. Lời giải chi tiết :
Cây công nghiệp có vai trò: - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...). - Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường. => Loại đáp án A, B, C - Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. (đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là vai trò của ngành sản xuất lương thực ở nước ta.
Câu 20 :
Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.
Câu 21 :
Tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xác định từ khóa: tài nguyên du lịch nhân văn Lời giải chi tiết :
Tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là phố cổ Hội An.
Câu 22 :
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
Đáp án : A Phương pháp giải :
Các ngành công nghiệp nhẹ ở nước ta chủ yếu sử dụng lợi thế nguyên liệu ngành nông nghiệp và về nguồn lao động dồi dào, trình độ phổ thông . Lời giải chi tiết :
Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyen môn).
Câu 23 :
Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đặc điểm ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là: - Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam. - Có tốc độ tăng trưởng nhanh. - Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. => Nhận xét A, B, D đúng -> loại - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng mạnh và chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002) nhưng không phải là vùng chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước => Nhận xét C không đúng.
Câu 24 :
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 25 :
Cây lương thực chính ở nước ta là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Câu 26 :
Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ở Bắc Trung Bộ, từ tây sang đông tỉnh nào cũng có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.
Câu 27 :
Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hoạt động tài chính, ngân hàng thuộc nhóm dịch vụ sản xuất.
Câu 28 :
Cho bảng số liệu: DÂN SỐ PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ miền thường thể hiện cơ cấu hoặc sự chuyển dịch cơ cấu, trong thời gian từ 4 năm trở lên. Lời giải chi tiết :
Đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu dân số, trong giai đoạn 1996 – 2016 (5 năm) => Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016 là biểu đồ miền
Câu 29 :
Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đây là tổ chức liên kết về kinh tế. Lời giải chi tiết :
Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.
Câu 30 :
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đây là quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc nước ta. Lời giải chi tiết :
Ở thị trường nội địa, các mặt hàng công nghiệp của nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong cơ cấu hàng nhập vào nước ta, hàng Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, hàng điện tử, thực phẩm (hoa quả, bánh kẹo….). Các mặt hàng của Trung Quốc ở nước ta phần lớn có chất lượng kém, đặc biệt là hàng thực phẩm (tẩm chất bảo quản, hóa chất, hàng ôi thiu…) nhưng có giá rẻ, mẫu mã đẹp và đa dạng nên vẫn được nhiều người dân ưa chuộng.
Câu 31 :
Cho bảng số liệu: Số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 (Đơn vị: triệu lượt người)
Nhận xét nào sau đây không đúng:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: - Nhận xét lần lượt các đối tượng: tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (dẫn chứng số liệu). - Nếu có biến động nêu rõ giai đoạn biến động và lấy dẫn chứng. => Đối tượng nào tăng nhanh nhất/ chậm nhất. Lời giải chi tiết :
- Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển lớn nhất, gấp nhiều lần các loại hình vận tải còn lại (gấp: 2 863,5 / 12,0 = 238,6 lần đường sắt; gấp 2 863,5 / 24,4 = 117,4 lần đường hàng không). => Nhận xét A đúng. - Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không có xu hướng tăng. + Đường bộ tăng từ: 1 173,4 lên 2 863,5 (triệu lượt khách), tăng gấp 2,4 lần. + Đường hàng không tăng từ 6,5 lên 24,4 (triệu lượt khách), tăng gấp 3,8 lần. => Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ tăng chậm hơn đường hàng không (2,4 < 3,8). => Nhận xét B đúng, nhận xét C không đúng. - Đường sắt và đường thủy có số lượng hành khách vận chuyển còn biến động. + Đường sắt: giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ 12,8 xuống 11,2 (triệu lượt người) sau đó giảm tăng lên 12 triệu lượt khách năm 2014. + Đường thủy: giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ 156,9 xuống 157,5 (triệu lượt người) sau đó giảm còn 156,9 triệu lượt khách năm 2014. => Nhận xét D đúng
Câu 32 :
Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đây là những loại hình vận tải có ưu điểm vận chuyển hàng hóa, con người trên những tuyến đường quốc tế, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các nước. Lời giải chi tiết :
- Đường hàng không có ưu điểm là vận chuyển hàng hóa, hành khách trên những tuyến bay quốc tế một cách nhanh chóng và hiện đại. Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác trong thời kì nền kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ hiện đại. - Đường biển có ưu điểm là chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, trên những tuyến đường dài với giá cả hợp lí => phù hợp để vận chuyển hàng hóa quôc tế, đảm bảo tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta với các nước trên thế giới. Nước ta có nhiều cảng biển lớn đảm nhận khối lượng hàng hóa bốc dỡ lớn như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Câu 33 :
Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do
Đáp án : B Phương pháp giải :
Hoạt động thương mại là sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa người bán và người mua => do đó thương mại phát triển hay không sẽ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế (tạo ra hàng hóa) và nhu cầu trao đổi, sử dụng hàng hóa của con người (người bán, người mua). Lời giải chi tiết :
- Sự phân bố của các hoạt động thương mại phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và trình độ phát triển các ngành kinh tế. Quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến mức độ tập trung của các hoạt động thương mại khác nhau giữa các vùng. + Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành kinh tế phát triển cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển và tập trung với mật độ cao. + Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, các ngành kinh tế kém phát triển nên các hoạt động thương mại nghèo nàn.
Câu 34 :
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
Đáp án : C Phương pháp giải :
Thủy năng là năng lượng dòng chảy sông ngòi. Năng lượng dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào lưu lượng nước sông và bề mặt địa hình nơi chúng đi qua. Lời giải chi tiết :
Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hệ thống sông ngòi lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô….) chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc địa hình lớn => đem lại trữ năng thủy điện lớn.
Câu 35 :
Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Gia tăng tự nhiên giảm sẽ làm giảm sự gia tăng dân số -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm cho vùng. Lời giải chi tiết :
Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm. => Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng có vai trò: + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế. + Giảm sức ép lên các vấn đề y, tế, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống; hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. + Đặc biệt tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm sẽ góp phần giảm tỉ lệ lao động dư thừa, đặc biệt lao động trẻ trong tương lai -> giải quyết tốt hơn vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm trong vùng. => Do vậy nhận xét: vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng không phải là bổ sung thêm nguồn lao động dự trữ trong tương lai.
Câu 36 :
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xác định từ khóa: điều kiện “thuận lợi nhất”, xây dựng “cảng nước sâu” Lời giải chi tiết :
Các điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng nước sâu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là - Thềm lục địa hẹp và sâu, sông nhỏ phù sa ít -> các cảng biển ít bị sa bồi -> thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, đồng thời tiết kiệm chi phí nạo vét cảng hằng năm.
Câu 37 :
Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường Lời giải chi tiết :
Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường => Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu đồng thời bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã…
Câu 38 :
Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Lời giải chi tiết :
Thị trường đóng vai trò chính trong quá trình thúc đẩy chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là: - Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường các nước và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sức mua thị trường lớn và gia tăng ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và ổn định phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thâm canh lúa nước….). - Ngược lại thị trường biến động, giá cả thay đổi cũng tác động xấu đến sự phát triển của các cây công nghiệp -> sản xuất thất thu và không phát triển, hạn chế quá trình đẩy mạnh và mở rộng các mô hình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp.
Câu 39 :
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ sự phát triển kinh tế ở nông thôn và thành thị. Lời giải chi tiết :
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước….tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên. - Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.
Câu 40 :
Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì
Đáp án : C Phương pháp giải :
Hai tỉnh này đã phát huy tối đa các thế mạnh về điều kiện tự nhiên để tạo ra các mặt hàng nông sản có chất lượng tốt, giá trị cao. Lời giải chi tiết :
Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp vì: - Hai tỉnh này có cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phát huy tối đa những lợi thế về các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là khí hậu và đất) để tạo ra nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn. + Đăk Lăk nổi bật nhất là cây cà phê với sản lượng cà phê dẫn đầu cả nước, là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của tỉnh, đem lại giá trị lớn. + Lâm Đồng nhờ có điều kiện khí hậu cận nhiệt (ở độ cao trên 1000m) đã hình thành vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước, xây dựng được thương hiệu chè nổi tiếng, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ngoài ra, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) còn nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới đem lại nguồn thu vô cùng lớn. |