Bài 14. Ôn tập chương 4 trang 45, 46, 47 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Poly(vinyl chloride) (PVC)

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

14.1

Poly(vinyl chloride) (PVC) là một loại chất dểo phổ biến, được sử dụng làm vỏ dây điện, ống dẫn nước thải, áo mưa, vải giả da,… PVC có công thức cấu tạo là:

Phương pháp giải:

Dựa vào danh pháp polymer.

Lời giải chi tiết:

PVC có công thức cấu tạo là: 

Đáp án D

14.2

Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ nào sau đây?

A. Tơ tự nhiên                                                                        B. Tơ tổng hợp.

C. Tơ bán tổng hợp                                                                  D. Tơ nhân tạo.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại các loại tơ.

Lời giải chi tiết:

Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ tự nhiên.

Đáp án A

14.3

Tính chất đặc trưng của cao su là

A. tính đàn hồi.                                                                       B. tính dẻo.

C. dễ kéo thành sợi mảnh.                                                        D. dễ tan trong nước.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su có tính đàn hồi.

Đáp án A

14.4

Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su isoprene?

A. CH2=CH-CH=CH2                                                               B. CH2=CCl-CH=CH2.

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2.                                                        D. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.

Phương pháp giải:

Để thu được cao su isoprene cần trùng hợp isoprene.

Lời giải chi tiết:

Isoprene có công thức là: CH2 = C(CH3) – CH = CH2.

Đáp án C

14.5

Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. CH2 = CH2                                                                          B. CH2 = CHCH3.

C. CH2 = CHC6H5                                                                    D. H2N[CH2]5COOH.

Phương pháp giải:

Các chất có từ 2 nhóm chức phản ứng có tham gia phản ứng trùng ngưng.

Lời giải chi tiết:

H2N[CH2]5COOH có 2 nhóm chức phản ứng có tham gia phản ứng trùng ngưng.

Đáp án D

14.6

Polymer nào sau đây không thuộc loại cao su?

A. Poly(methyl methacrylate)                                                  B. Polychloroprene.

C. Polyisoprene.                                                                      D. Polybuta – 1,3 – diene.

Phương pháp giải:

Dựa vào điều chế một số loại cao su.

Lời giải chi tiết:

Poly(methyl methacrylate) là chất sản xuất thủy tinh hữu cơ nên không thuộc loại cao su.

Đáp án A

14.7

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ nylon – 6,6                                                                    B. Tơ cellulose acetate.

C. Tơ capron.                                                                          D. Tơ tằm.

Phương pháp giải:

Tơ bán tổng hợp được điều chế từ những chất từ thiên nhiên và những chất tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Tơ cellulose acetate là loại tơ bán tổng hợp.

Đáp án B

14.8

LDPE là một chất dẻo dễ tạo màng, có tính dai bền nên được sử dụng làm túi nylon, màng bọc, bao gói thực phẩm. Trên các bao bì làm từ LDPE thường được in kí hiệu như hình bên LDPE được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

 

A. CH2 = CH2                                                                          B. CH2 = CHCH3

C. CH2 = CHC6H5                                                                    D. CH2 = CHCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào kí hiệu LDPE.

Lời giải chi tiết:

LDPE được tổng hợp từ CH2 = CH2.

Đáp án A

14.9

Cao su buna – N (hay còn gọi là cao su nitrile, có kí hiệu là NBR) là loại cao su tổng hợp có khả năng chịu dầu mỡ tốt nên được dùng làm ống dẫn nhiên liệu, gioăng phớt làm kín trong các máy móc. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – N?

A. CH2 = CHCH = CH2 và C6H5CH = CH2.

B. CH2 = C(CH3)CH = CH2 và CH2=CHCN.

C. CH2 = CHCH = CH2 và N2.

D. CH2 = CHCH = CH2 và CH2 = CHCN.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế một số loại cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su buna – N được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp buta – 1,3 – diene và acrylon.

Đáp án D

14.10

a) Polypropylene là một polymer có cấu trúc mạch phân nhánh.

b) Cao su sau khi lưu hóa có các tính chất vật lí, hóa nổi trội hơn cao su ban đầu.

c) Tơ nylon – 6,6 kém bền trong môi trường kiềm mạnh.

d) Nhựa polymer thường được làm vật liệu nền trong composite.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về chất dẻo, cao su, tơ.

Lời giải chi tiết:

a) sai, propylene là một polymer không phân nhánh.

b) đúng

c) đúng

d) đúng

14.11

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu sau

a) Các polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng.

b) Mạch polymer trong tơ thường có cấu tạo không phân nhánh.

c) Cao su buna – S thu được khi cho cao su buna tác dụng với sulfur.

d) Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về polymer.

Lời giải chi tiết:

a) sai, polymer nhiệt rắn không bị nóng chảy khi đun nóng.

b) đúng

c) sai, cao su buna – S thu được khi trùng hợp buta – 1,3 – diene và styrene.

d) đúng

14.12

Hãy giải thích tại sao khi dùng các chất giặt rửa có độ kiềm cao để giặt quần áo làm từ tơ tằm, tơ polyamide (tơ capron, nylon – 6,6) sẽ làm giảm độ bền của quần áo làm từ các loại vải này.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của các loại tơ.

Lời giải chi tiết:

Vì các loại tơ polyamide không bền trong môi trường kiềm hoặc acid. Các liên kết – CO – NH – sẽ bị thủy phân làm giảm độ bền của quần áo từ các loại vải này.

14.13

Qiana là tên thường mại của một loại tơ nylon được sử dụng để sản xuất vải lụa chống nhăn cao cấp. Qiana có công thức cấu tạo sau đây:

 

a) Xác định các monomer dùng để tổng hợp Qiana. Phản ứng tổng hợp Qiana thuộc loại phản ứng gì?

b) Tơ Qiana thuộc loại tơ gì? Vải sản xuất từ Qiana có bền trong môi trường acid hoặc base mạnh không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của Qiana.

Lời giải chi tiết:

a) Monomer tổng hợp Qiana là:

 

Phương trình hóa học là:

 

b) Tơ Qian thuộc loại tơ polyamide. Vải sản xuất từ Qiana không bền trong môi trường acid hoặc base vì liên kết – CO – NH bị thủy phân trong 2 môi trường.

14.14

Poly(ethylene terephthalate) là một polyester có tên viết tắt là PET hay PETE, được ứng dụng rộng rãi làm hộp đựng, chai nhựa, sợi polyester,… PET được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol bằng phản ứng ester hóa.

 

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế PET từ các monomer tương ứng. Phản ứng này thuộc loại trùng hợp hay trùng ngưng?

b) Từ kí hiệu nhận dạng của nhựa PET, hãy cho biết PET thuộc loại nhựa nhiệt rắn hay nhiệt dẻo và có thể tái chế được hay không?

c) Để giảm thiểu tác động tới môi trường, ethylene glycol trước đây được sản xuất từ ethylene có nguồn gốc dầu mỏ được thay thế bằng ethylene sản xuất ethanol sinh học (có nguồn gốc từ đường mía). Nhựa PET thu được theo phương pháp này gọi là nhựa PET sinh học (Bio – PET). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế ethylene glycol từ đường mía.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế các loại tơ.

Lời giải chi tiết:

a) Nhựa PET được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng terephthalic acid với ethylene glycol:

 

b) Theo kí hiệu nhận dạng thì PET có thể tái chế được và thuộc loại nhựa nhiệt dẻo.

c) Phương trình hóa học

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close