Bài 13. Vật liệu polymer trang 42, 43, 44 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Polypropylene là chất dẻo được sử dụng phổ biến thứ hai

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

13.1

Polypropylene là chất dẻo được sử dụng phổ biến thứ hai sau polyethylene. Trùng hợp chất nào sau đây thu được polypropylene?

A. CH2 = CH – Cl                                                                    B. CH2 = CH2

C. CH2 = CH – C6H5                                                                D. CH2 = CH – CH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

Trùng hợp propylene CH2 = CH – CH3 thu được polypropylene.

Đáp án D

13.2

Trùng hợp monomer CH2 = CH – Cl thu được chất dẻo nào sau đây?

A. PE                                                B. PP                             C. PVC                        D. PS.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

Trùng hợp CH2 – CH – Cl thu được poly(vinyl chloride) (PVC)

Đáp án C

13.3

Tơ sợi nào sau đây thuộc loại tơ tự nhiên?

A. Sợi bông.                    B. Nitron           C. Nylon – 6,6           D. Cellulose acetate

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn gốc của tơ.

Lời giải chi tiết:

Sợi bông thuộc loại tơ tự nhiên.

Đáp án A

13.4

Cao su lưu hóa thu được khi cho cao su tác dụng với chất nào sau đây?

A. Lưu huỳnh                                    B. Na2SO3                      C. Na2SO4                    D. Styrene.

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình lưu hóa cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su hưu hóa thu được khi cho cao su tác dụng với lưu huỳnh.

Đáp án A

13.5

Trùng hợp chất nào sau đây thu được polyacrylonitrile dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2 = CH – Cl                                                                    B. CH2 = CH – CN.

C. CH2 = CH2                                                                          D. CH2 = CH – CH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

CH2 = CH – CN dùng để sản xuất tơ nitron.

Đáp án B

13.6

Trùng hợp nào sau đây thu được cao su buna?

A. CH2  = CH – CH = CH2.                                                      B. CH2 = CCl – CH = CH2

C. CH2 = C(CH3) – CH = CH2                                                  D. CH2 = C(CH3) – CCl = CH2.

Phương pháp giải:

Dựa vào các loại cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su buna được trùng hợp từ buta – 1,3 – dien: CH2 = CH – CH = CH2.

Đáp án A

13.7

Cho các chất sau: CH2 = CHCl; CH2=CHCH3; CH2 = CH – CH = CH2; H2N[CH2]5COOH.

Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3                                                  B. 1                                C. 4                             D. 2

Phương pháp giải:

Các hợp chất có liên kết bội ở mạch carbon có tham gia phản ứng trùng hợp.

Lời giải chi tiết:

CH2 = CHCl; CH2=CHCH3; CH2 = CH – CH = CH2 có tham gia phản ứng trùng hợp.

Đáp án A

13.8

Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,… thường được in kí hiệu như hình bên. Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

 

A. CH2 = CH2                                                                          B. CH2 = CHCH3

C. CH2 = CHC6H5                                                                    D. CH2=CHCl

Phương pháp giải:

Dựa vào kí hiệu của polymer.

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu PS: poly styrene được tổng hợp từ monomer là: CH2 = CHC6H5.

Đáp án C

13.9

Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai loại nguyên tố?

A. Poly(methyl methacrylate)                                                  B. Poly(vinyl chloride).

C. Polyacrylonitrile                                                                  D. Polypropylene

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của polymer.

Lời giải chi tiết:

Polypropylene chỉ chứa nguyên tố C và H vì được tạo ra từ monomer CH2 = CH – CH3.

Đáp án D

13.10

Polymer nào sau đây không thuộc loại chất dẻo?

A. Poly(methyl methacrylate).                                                 B. Poly(vinyl chloride)

B. Polystyrene                                                                         D. Polybuta – 1, 3 – diene.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của chất dẻo.

Lời giải chi tiết:

Polybuta – 1,3 – diene là 1 loại cao su không thuộc loại chất dẻo.

Đáp án D

13.11

Cao su buna – S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – S?

A. CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2.

B. CH2=CHCH=CH2 và sulfur.

C. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl.

D. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.

Phương pháp giải:

Dựa vào điều chế một số loại cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su buna – S là loại cao su được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp buta – 1,3 – diene và styrene:

Đáp án A

13.12

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở câu sau

a) Chất dẻo dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao.

b) Tơ polyamide thuộc loại tơ bán tổng hợp.

c) Cao su là những vật liệu polymer bị biến dạng dưới tác dụng của lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.

d) Vật liệu composite thường gồm hai thành phần chính là vật liệu cốt và vật liệu nền.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, tơ polyamide thuộc loại tơ tổng hợp.

c) sai, cao su không bị biến dạng khi tác dụng lực bên ngoài vì có tính đàn hồi.

d) đúng

13.13

Gỗ nhựa hiện nay được dùng phổ biến để thay thế gỗ tự nhiên do có một số tính chất ưu việt. Một số gỗ nhựa được làm từ bột gỗ và nhựa polyethylene tái chế. Xác định vật liệu cốt và vật liệu nền trong loại gỗ nhựa đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về vật liệu composite.

Lời giải chi tiết:

Vật liệu cố là bột gỗ và vật liệu nền là nhựa polyethylene.

13.14

Cao su butyl có khả năng chống thấm khí tốt, chống chịu hóa chất nên được sử dụng làm lớp lót trong săm lốp, găng tay cao su,… Cao su butyl thường được sản xuất bằng cách trùng hợp 98% monomer X với 2% monomer Y. Dưới đây là một đoạn mạch của cao su butyl:

 

X và Y lần lượt là các chất nào sau đây?

A. C(CH3)2=CH – CH =CH2 và CH2=CH(CH3).

B. CH2=C(CH3)2 và CH2=C(CH3) – CH=CH2.

C. CH2=C(CH3) – CH=CH2 và CH2=C(CH3)2.

D. CH2=C(CH3)2 và C(CH3)2=CH – CH=CH2.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn mạch của cao su butyl.

Lời giải chi tiết:

X là: CH2=C(CH3)2 và Y là: CH2=C(CH3) – CH=CH2.

Đáp án B

13.15

a) Các polymer nhiệt dẻo đều có thể tái chế do chúng bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.

b) Các polymer có mạch không phân nhánh đều có thể dùng làm tơ.

c) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian.

d) Vật liệu nền đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về chất dẻo, cao su, vật liệu composite.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, không phải polymer nào cũng điều chế ra tơ.

c) đúng

d) sai, vật liệu cốt đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

13.16

Poly(butylene adipate terephthalate) (PBAT) là một polymer có khả năng phân hủy sinh học, có tên thường mại là Ecoflex. PBAT có đặc tính tương tự như polyethylene có mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân hủy sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây:

; HO – [CH2]4 – OH và HOOC – [CH2]4 – COOH

a) PBAT thuộc loại polyester.

b) Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp.

c) Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester.

d) Túi nylon làm từ PBAT thân thiện môi trường hơn so với LDPE.

Phương pháp giải:

Dựa vào điều chế và ứng dụng tơ.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng ngưng.

c) sai, một mắt xích PBAT gồm 2 nhóm ester.

d) đúng

13.17

Polymer A thuộc loại poly(ester amide) được sử dụng trong dược phẩm để giải phóng thuốc có kiểm soát. Sau khi uống, các enzyme của cơ thể nhận biết các amino acid tự nhiên trong mạch polymer và phân cắt tại các vị trí này làm thuốc được giải phóng một cách từ từ. A được tổng hợp từ bốn monomer gồm hai monomer đa chức, hai monomer là amino acid và dẫn xuất của amino acid. A có công thức cấu tạo như hình sau đây.

 

Xác định công thức cấu tạo của bốn monomer cấu thành nên A.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

Công thức cấu tạo của bốn monomer cấu thành nên A là:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

close