Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 15 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống: \({\text{a) }}\frac{4}{5}{\text{ }}....{\text{ }}\frac{2}{5};\frac{8}{{13}}{\text{ }}....{\text{ }}\frac{8}{{27}};\frac{{52}}{{49}}{\text{ }}....{\text{ }}1\) \({\text{b) }}\frac{7}{9}{\text{ }}....{\text{ }}\frac{5}{3};\frac{1}{4}{\text{ }}....{\text{ }}\frac{6}{{16}};1{\text{ }}....{\text{ }}\frac{{27}}{{28}}\) Phương pháp giải: - So sánh hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. - So sánh hai phân số cùng tử số: Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn. - So sánh phân số với 1: + Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. + Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. Lời giải chi tiết: \({\text{a) }}\frac{4}{5} > \frac{2}{5};\frac{8}{{13}} > \frac{8}{{27}};\frac{{52}}{{49}} > 1\) \({\text{b) }}\frac{7}{9} < \frac{5}{3};\frac{1}{4}{\text{ < }}\frac{6}{{16}};1 > \frac{{27}}{{28}}\) Câu 2 Tính: \({\text{a) }}\frac{2}{6}{\text{ + }}\frac{4}{6}{\text{ = }}.....................\) \({\text{b) }}\frac{2}{9} + \frac{3}{9} = .....................{\text{ }}\) \({\text{c) }}\frac{3}{4} + \frac{5}{4} = .....................\) Phương pháp giải: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. Lời giải chi tiết: \({\text{a) }}\frac{2}{6} + \frac{4}{6} = \frac{{2 + 4}}{6} = \frac{6}{6} = 1\) \({\text{b) }}\frac{2}{9} + \frac{3}{9} = \frac{{2 + 3}}{9} = \frac{5}{9}\) \({\text{c) }}\frac{3}{4} + \frac{5}{4} = \frac{{3 + 5}}{4} = \frac{8}{4} = 2{\text{ }}\) Câu 3 Phân số thích hợp điền vào chỗ trống để \(\frac{3}{5} + \frac{4}{5} = ........... + \frac{3}{5}\) là: Phương pháp giải: Áp dụng tính chất giao hoán: Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi. Lời giải chi tiết: Ta có $\frac{3}{5} + \frac{4}{5} = \frac{4}{5} + \frac{3}{5}$ Vậy phân số cần điền vào chỗ chấm là $\frac{4}{5}$. Chọn B. Câu 4 Tính: \({\text{a) }}\frac{2}{3}{\text{ + }}\frac{1}{5}{\text{ = }}.....................\) \({\text{b) }}\frac{3}{7} + \frac{9}{{14}} = .....................{\text{ }}\) \({\text{c) }}\frac{5}{{12}} + \frac{3}{4} = .....................{\text{ }}\) Phương pháp giải: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. Lời giải chi tiết: \({\text{a) }}\frac{2}{3}{\text{ + }}\frac{1}{5}{\text{ = }}\frac{{10}}{{15}}{\text{ + }}\frac{3}{{15}}{\text{ = }}\frac{{13}}{{15}}\) \({\text{b) }}\frac{3}{7} + \frac{9}{{14}} = \frac{6}{{14}}{\text{ + }}\frac{9}{{14}}{\text{ = }}\frac{{15}}{{14}}\) \({\text{c) }}\frac{5}{{12}} + \frac{3}{4} = \frac{5}{{12}}{\text{ + }}\frac{9}{{12}}{\text{ = }}\frac{{14}}{{12}}{\text{ = }}\frac{7}{6}{\text{ }}\)
Quảng cáo
|