Giải mục 2 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạoCho hàm số y=f(x)={x+1khi1<x≤2kkhix=1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 2 Cho hàm số y=f(x)={x+1khi1<x≤2kkhix=1. a) Xét tính liên tục của hàm số tại mỗi điểm x0∈(1;2). b) Tìm limx→2−f(x) và so sánh giá trị này với f(2). c) Với giá trị nào của k thì limx→1+f(x)=k? Phương pháp giải: a) Bước 1: Tính f(x0). Bước 2: Tính limx→x0f(x) (nếu có). Bước 3: Kết luận: • Nếu limx→x0f(x)=f(x0) thì hàm số liên tục tại điểm x0. • Nếu limx→x0f(x)≠f(x0) hoặc không tồn tại limx→x0f(x) thì hàm số không liên tục tại điểm x0. b) Áp dụng các công thức tính giới hạn của hàm số. c) Tính limx→1+f(x) và giải phương trình limx→1+f(x)=k. Lời giải chi tiết: a) Với mọi điểm x0∈(1;2), ta có: f(x0)=x0+1. limx→x0f(x)=limx→x0(x+1)=x0+1. Vì limx→x0f(x)=f(x0)=x0+1 nên hàm số y=f(x) liên tục tại mỗi điểm x0∈(1;2). b) limx→2−f(x)=limx→2−(x+1)=2+1=3. f(2)=2+1=3. ⇒limx→2−f(x)=f(2). c) limx→1+f(x)=limx→1+(x+1)=1+1=2 limx→1+f(x)=k⇔2=k⇔k=2 Vậy với k=2 thì limx→1+f(x)=k. Thực hành 2 Xét tính liên tục của hàm số y=√x−1+√2−x trên [1;2]. Phương pháp giải: Bước 1: Xét tính liên tục của hàm số trên khoảng (a;b). Bước 2: Tính giới hạn limx→a+f(x),limx→b−f(x) và so sánh limx→a+f(x) với f(a), limx→b−f(x) với f(b). Bước 3: Kết luận. Lời giải chi tiết: Đặt f(x)=√x−1+√2−x Với mọi x0∈(1;2), ta có: limx→x0f(x)=limx→x0(√x−1+√2−x)=limx→x0√x−1+limx→x0√2−x=√limx→x0x−limx→x01+√limx→x02−limx→x0x=√x0−1+√2−x0=f(x0) Vậy hàm số y=f(x) liên tục tại mọi điểm x0∈(1;2). Ta có: limx→1+f(x)=limx→1+(√x−1+√2−x)=limx→1+(√x−1+√2−x)=√limx→1+x−limx→1+1+√limx→1+2−limx→1+x=√1−1+√2−1=1=f(1) limx→2−f(x)=limx→2−(√x−1+√2−x)=limx→2−(√x−1+√2−x)=√limx→2−x−limx→2−1+√limx→2−2−limx→2−x=√2−1+√2−2=1=f(2) Vậy hàm số y=f(x) liên tục trên đoạn [1;2]. Vận dụng 1 Tại một xưởng sản xuất bột đã thạch anh, giá bán (tính theo nghìn đồng) của x (kg) bột đã thạch anh được tính theo công thức sau: P(x)={4,5xkhi0<x≤4004x+kkhix>400 (k là một hãng số). a) Với k=0, xét tính liên tục của hàm số P(x) trên (0;+∞). b) Với giá trị nào của k thì hàm số P(x) liên tục trên (0;+∞)? Phương pháp giải: a) Xét tính liên tục của hàm số tại các điểm x0∈(0;400),x0∈(400;+∞) và điểm x0=400, từ đó đưa ra kết luận. b) Bước 1: Xét tính liên tục của hàm số tại các điểm x0∈(0;400),x0∈(400;+∞). Bước 2: Tính limx→400P(x) và P(400). Bước 3: Giải phương trình limx→400P(x)=P(400) để tìm k. a) Xét tính liên tục của hàm số tại các điểm x0∈(0;400),x0∈(400;+∞) và điểm x0=400, từ đó đưa ra kết luận. b) Bước 1: Xét tính liên tục của hàm số tại các điểm x0∈(0;400),x0∈(400;+∞). Bước 2: Tính limx→400P(x) và P(400). Bước 3: Giải phương trình limx→400P(x)=P(400) để tìm k. Lời giải chi tiết: a) Với k=0, hàm số có dạng P(x)={4,5xkhi0<x≤4004xkhix>400 • Với mọi x0∈(0;400), ta có: limx→x0P(x)=limx→x0(4,5x)=4,5limx→x0x=4,5x0=P(x0) Vậy hàm số y=P(x) liên tục tại mọi điểm x0∈(0;400). • Với mọi x0∈(400;+∞), ta có: limx→x0P(x)=limx→x0(4x)=4limx→x0x=4x0=P(x0) Vậy hàm số y=P(x) liên tục tại mọi điểm x0∈(400;+∞). • f(400)=4,5.400=1800. limx→400+P(x)=limx→400+(4x)=4limx→400+x=4.400=1600. limx→400−P(x)=limx→400−(4,5x)=4,5.limx→400−x=4,5.400=1800. Vì limx→400+P(x)≠limx→400−P(x) nên không tồn tại limx→400P(x). Vậy hàm số không liên tục tại điểm x0=400. Vậy hàm số y=f(x) không liên tục trên (0;+∞). b) Xét hàm số P(x)={4,5xkhi0<x≤4004x+kkhix>400 (k là một hãng số) Hàm số liên tục trên các khoảng (0;400) và (400;+∞). Ta có: f(400)=4,5.400=1800. limx→400+P(x)=limx→400+(4x+k)=4limx→400+x+limx→400+k=4.400+k=1600+k. limx→400−P(x)=limx→400−(4,5x)=4,5.limx→400−x=4,5.400=1800. Để hàm số y=P(x) liên tục trên (0;+∞) thì hàm số y=P(x) phải liên tục tại điểm x0=400. Để hàm số liên tục tại điểm x0=400 thì: limx→400+P(x)=limx→400−P(x)=f(400)⇔1600+k=1800⇔k=200 Vậy với k=200 thì hàm số P(x) liên tục trên (0;+∞)
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|