Giải Bài tập Ôn tập học kì 2 trang 51 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuXác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 9, tập hai: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 trang 51 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Xác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 9, tập hai:
Phương pháp giải: Xem lại những văn bản, thể loại, kiểu văn bản đã học ở chương trình lớp 9 Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời câu 2 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Nếu số thứ tự văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:
Phương pháp giải: Xem lại các văn bản ở bài tập 1, dựa vào tiểu loại hoặc kiểu văn bản để thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời câu 3 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Nội dung của các văn bản thông tin về di tích lịch sử ở sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác với các văn bản thông tin về một danh lam thắng cảnh ở sách Ngữ văn 9, tập một? Phương pháp giải: Các văn bản thông tin trong Bài 8 đều có nội dung viết về những di tích lịch sử trên đất nước ta (chủ yếu) và một số nước khác. Nội dung các văn bản thông tin ở Bài 8 chỉ khác Bài 3 ở chỗ: Bài 3 tập trung vào các văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh (di sản thiên nhiên); còn Bài 8 tập trung vào các văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử (di sản vật thể nhân tạo). Câu 4 Trả lời câu 4 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét một số đặc điểm về hình thức của các văn bản bị kịch và truyện ngắn được học trong Bài 9. Nội dung giữa các văn bản bi kịch và truyện ngắn ở bài này có gì giống nhau? Lời giải chi tiết: * Đặc điểm về hình thức thức của các văn bản bị kịch và truyện ngắn được học trong Bài 9 là: - Bi kịch + Cấu trúc: Thường chia thành 5 màn: mở đầu, phát triển, cao trào, tháo gỡ và kết thúc. + Nhân vật: Thường là những nhân vật cao quý, có số phận oan nghiệt, buộc phải lựa chọn giữa những điều không thể dung hòa. + Xung đột: Xung đột nội tâm dữ dội, gay cấn, thường dẫn đến kết thúc bi thảm cho nhân vật. + Ngôn ngữ: Lãng mạn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. - Truyện ngắn: + Cấu trúc: Thường ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào một sự kiện chính. + Nhân vật: Ít nhân vật hơn so với bi kịch, thường chỉ tập trung vào một hoặc hai nhân vật chính. + Xung đột: Xung đột có thể nội tâm hoặc ngoại tâm, nhưng thường không gay cấn và dữ dội như bi kịch. + Ngôn ngữ: Giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống. * Nội dung giữa các văn bản bi kịch và truyện ngắn ở Bài 9 giống nhau ở tỉnh bị kịch của câu chuyện được kể: những câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm; đánh thức niềm thương cảm, xót xa trong tâm hồn người đọc,... Câu 5 Trả lời câu 5 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Trả lời câu 5 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Lời giải chi tiết: Các nội dung tổng kết này giúp HS có cái nhìn tổng quát về nền văn học Việt Nam (các bộ phận văn học, các thời kì và giai đoạn văn học, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu,...), trong đó có nhiều tác phẩm đã học ở cấp Trung học cơ sở; đồng thời biết vận dụng các kiến thức lịch sử văn học vào đọc hiểu và viết bài văn tốt hơn. Câu 6 Trả lời câu 6 trang 52 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Sách Ngữ văn 9, tập hai hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy. Lời giải chi tiết: Sách Ngữ văn 9, tập hai hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết là: + Viết truyện kể sáng tạo + Viết tập làm thơ 8 chữ + Viết đoạn văn về bài thơ 8 chữ + Viết bài NLXH về vấn đề cần giải quyết + Viết phân tích tác phẩm kịch + Viết quảng cáo, tờ rơi - Ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy là: Các kỹ năng ấy giúp học sinh biết cách làm văn khi gặp các dạng đề bài này. Biết cách nhìn nhận và phân tích vấn đề theo các hướng khác nhau. Câu 7 Trả lời câu 7 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 7, SGK) Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác so với sách Ngữ văn 9, tập một? Lời giải chi tiết: Phần viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai so với sách Ngữ văn 9, tập một có thêm một số kiểu văn bản sau: – Kể chuyện sáng tạo. – Tập làm thơ tám chữ. – Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. – Phân tích một tác phẩm kịch. – Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động. Câu 8 Trả lời câu 8 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 8, SGK) Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 9, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học. Phương pháp giải: Xem lại phần Nói và nghe trong các bài 6, 7, 8, 9, 10 Lời giải chi tiết:
Câu 9 Trả lời câu 9 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 9, SGK) Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9, tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe? Phương pháp giải: Xem lại các nội dung được trong của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9 tập hai. Lời giải chi tiết:
- Các nội dung trên lấy từ ngữ liệu các văn bản đọc hiểu, sau đó mới lấy ngữ liệu mở rộng và được học sinh vận dụng trong phần Viết, Nói và nghe; làm sáng tỏ thêm cho các nội dung đọc hiểu, viết và nói - nghe. Câu 10 Trả lời câu 10 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ tự do và thơ tám chữ ở Bài 7. Phương pháp giải: Xem lại bài 7, chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ tự do và thơ tám chữ. Lời giải chi tiết: - Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ tự do và thơ tám chữ ở Bài 7 là: + Biện pháp tu từ so sánh + Biện pháp tu từ ẩn dụ + Biện pháp tu từ nhân hóa - Tác dụng: + Biện pháp tu từ so sánh: giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến. + Biện pháp tu từ ẩn dụ: nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm. + Biện pháp tu từ nhân hóa: làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn. Câu 11 Trả lời câu 11 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Trả lời các câu hỏi tự luận (câu 4, 5 và 6) trong phần I. Đọc hiểu (SGK, trang 141). Phương pháp giải: Đọc kĩ và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: Câu 4. Có thể thấy trong đoạn trích, người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,... và kết hợp phương thức biểu đạt nghị luận với thuyết minh. Câu 5. Một số câu văn nêu lí lẽ và lời phân tích, bình luận chủ quan của người viết trong đoạn trích như: “Những tác phẩm như Truyện Kiều hay Truyện Lục Vân Tiên do có dung lượng lớn nên bao gồm đầy đủ các thành phần trên. Bếp lửa với tiết mà chỉ gồm những biến cố chính trong cuộc đời tác giả.”. vẻn vẹn 41 dòng nên buộc phải theo hướng tinh gọn, nghĩa là bỏ qua tình tiết, chi Câu 6. Câu văn: “Có thể nói, bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất, gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc.” có thể là kết luận cho toàn bộ bài viết. Vì đã nêu được nội dung khái quát về giá trị bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Câu 12 Trả lời câu 12 trang 53 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giải thích vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần biết ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm của chính mình. Câu 2: Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích nhất trong văn bản trích từ bài thơ Nơi em về của Nguyễn Sĩ Đại. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học về nghị luận xã hội và nghị luận văn học thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: Câu 1: Ai trong chúng ta đều ít nhất một lần mắc lỗi lầm nhưng nếu biết ăn năn và ân hận là một dấu hiệu của sự trưởng của mỗi cá nhân. Vì chúng ta không ai có thể giỏi ngay từ ban đầu, phải học và mắc lỗi mới là điều khiến mình trưởng thành hơn. Khi một người công khai thừa nhận và xin lỗi vì hành động sai trái ví dụ như không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chạy xe nhanh ẩu, hay quên học bài, nếu biết lỗi lần và nhận sai để sửa, điều đó chứng tỏ họ đã trở thành một người chịu trách nhiệm hơn. Sự ăn năn như vậy sẽ giúp chúng ta học được nhiều bài học và nhận được sự tin tưởng của mọi người xung quanh vì bản chất trung thực của mình. Câu 2: Bài thơ "Nơi em về" của Nguyễn Sĩ Đại là một bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc nhưng đong đầy tình yêu thương. Nét đặc sắc về nội dung mà tôi yêu thích nhất trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lắng của tác giả. Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể, sinh động của làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh "chiếc tàu cau" rơi lặng lẽ trong vườn sương cỏ ướt, là tiếng xạc xào cao vút của trời xanh, là những nụ hoa chanh tím, hoa xoan tím, hoa lục bình tím, là cành tre nhỏ rung động khi chim khách đến, là trái thị ngày xưa, là tiếng ve râm ran vòm duối cổ, là cánh ong bay trong chiều thu vàng phấn mướp, là tiếng gà trưa đi lót ổ... Tất cả những hình ảnh ấy đều gợi nhớ về một quê hương thanh bình, yên ả, tràn đầy sức sống. Nỗi nhớ quê hương được thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc. Tác giả không trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ quê hương mà sử dụng những hình ảnh, kỷ niệm để gợi nhớ về quê hương. Chính điều này đã làm cho bài thơ trở nên sâu lắng, da diết và lay động lòng người. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lắng của tác giả trong bài thơ "Nơi em về" là một nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam. Nỗi nhớ ấy thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu những gì gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ... để tăng sức gợi cảm cho bài thơ. Nhịp thơ nhẹ nhàng, du dương, kết hợp với những hình ảnh thơ mộc mạc, bình dị đã tạo nên một bức tranh quê hương đẹp đẽ, sống động trong lòng người đọc.
Quảng cáo
|