Giải Bài tập đọc hiểu: Bếp lửa trang 17 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuBài thơ Bếp lửa gieo vần gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Bài thơ Bếp lửa gieo vần gì? A. Vẫn chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, dựa vào tri thức về vần để lựa chọn đáp án đúng Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 1, SGK) Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Bếp lửa, xác định kết cấu, cảm hứng chủ đạo Lời giải chi tiết: - Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự: hiện tại – quá khứ – hiện tại. Có thể chia bài thơ làm bốn phần: + Phần 1 (dòng 1 − 3): Giới thiệu hình ảnh bếp lửa – hình ảnh khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà. + Phần 2 (dòng 4 – 29): Hồi tưởng về bà và bếp lửa gắn với các kỉ niệm. + Phần 3 (dòng 30 – 37): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Phần 4 (còn lại): Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu. - Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 2, SGK) Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện ra sao? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Bếp lửa, thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: - Trong phần 2 (dòng 4 – 29), người cháu hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở ba thời điểm chính: “lên bốn tuổi”, “tám năm ròng”, “năm giặc đốt làng”. - Trong mỗi kỉ niệm, tình bà cháu được thể hiện như sau: + “Lên bốn tuổi”: gắn với nạn đói mùa xuân năm 1945. In đậm trong tâm trí người cháu là “mùi khói” bếp, “khói hun nhèm mắt cháu” – hình ảnh tượng trưng cho những ngày tháng cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Từ đó, người cháu gián tiếp bộc lộ nỗi thương bà. Tình thương ấy khiến người cháu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. + “Tám năm ròng”: gắn với những kỉ niệm đầy ắp tiếng chim tu hú và tình cảm bà cháu sâu sắc xung quanh bếp lửa. Tiếng chim như gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cháu. Cháu thương bà vất vả, khó nhọc một mình, biết ơn bà. Bà cháu quấn quýt bên nhau. + “Năm giặc đốt làng”: gắn với những năm tháng đau thương, vất vả, giặc tàn phá xóm làng. Bà vẫn vững lòng trước mọi biến cố, tai hoạ; trở thành chỗ dựa tinh thần cho con, cháu. Cháu biết ơn bà. - Bà không chỉ là người nuôi nấng, dạy dỗ cháu mà còn là chỗ dựa tinh thần của cháu. Tình yêu thương của bà dành cho cháu trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp cháu khôn lớn và trưởng thành. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Biện pháp tu từ ẩn dụ không được sử dụng trong dòng thơ nào sau đây? A. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa B. Tu hú kêu trên những cánh đồng xa C. Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Phương pháp giải: Đọc kĩ các dòng thơ, xác định câu thơ không sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc hoạ trong bài thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Bếp lửa, thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: - Trong bài thơ, có 10 lần tác giả nhắc tới bếp lửa. Bếp lửa trong bài thơ vừa là hình ảnh tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. - Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại. Vì bếp lửa do b nhóm lên, gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà; thể hiện sự tảo tần, nhẫn nại và tình yêu thương của bà dành cho con cháu. Bếp lửa được nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhóm bằng ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của bà. - Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm của bà dành cho con cháu. Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 17 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Đọc khổ thơ sau (trích Bếp lửa – Bằng Việt) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cho thấy điều gì về cuộc sống của người cháu trong hiện tại? b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba có ý nghĩa như thế nào? c) Câu hỏi “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người cháu? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Bếp lửa, thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cho thấy cuộc sống của người cháu trong hiện tại rất đủ đầy, tràn ngập những điều mới mẻ, niềm vui sướng, hạnh phúc. Đó là cuộc sống gần như đối lập với cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn, đau thương trong quá khứ của người cháu. b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba mang tính chất chuyển ý, đồng thời tạo nên mối quan hệ đối lập về nghĩa giữa các từ ngữ ở trước và sau từ này. Mặc dù người cháu đã có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ nhưng không bao giờ quên quá khứ gian khó bên bà, vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa tuổi thơ. c) Câu hỏi “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện nỗi nhớ, sự khắc khoải của cháu khi nghĩ về bà và niềm biết ơn vô hạn đối với bà. Câu 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 18 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Sưu tầm một bài thơ khác viết về người bà; chỉ ra một số điểm giống và khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật giữa bài thơ đó với bài Bếp lửa (Bằng Việt) Phương pháp giải: Sưu tầm bài thơ viết về bà, đọc kĩ bài thơ đó và bài Bếp lửa, chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung, nghệ thuật Lời giải chi tiết: Đò lèn Nguyễn Duy Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực giữa bà tôi và tiên Phật thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. * Giống nhau - Cả hai bài thơ đều là những hồi ức của tác giả về những kỷ niệm ngày thơ bé với bà. - Hình ảnh người bà luôn hiện lên với sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Thể thơ tự do * Khác nhau - Đò lèn + Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật -> bộc lộ tình cảm trực tiếp, thẳng thắn, không che đậy dưới bất kì hình ảnh biểu tượng nào. + Tâm trạng nuối tiếc, ăn năn, hối lỗi muộn màng. + Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi - Bếp lửa - Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa → làm sống lại những hồi ức, kỉ niệm thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. - Thấu hiểu những công lao khó nhọc, vất vả và tình thương muôn vàn của bà. - Giọng thơ trang trọng, mực thước.
Quảng cáo
|