Giải Bài tập đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa trang 19 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuMỗi thông tin về bài thơ Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn) trong bảng sau đúng hay sai? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu Trả lời câu hỏi 1 trang 19 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Mỗi thông tin về bài thơ Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn) trong bảng sau đúng hay sai?
Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài thơ Nhật kí đô thị hóa, điền thông tin tích hợp vào bảng Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 1, SGK) Chỉ ra bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ Nhật kí đô thị hoá. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài thơ Nhật kí đô thị hóa, xác định bố cục, nội dung chính từng phần Lời giải chi tiết: Bài thơ gồm năm khổ thơ, chia làm ba phần. Nội dung chính của mỗi phần: - Phần 1 (khổ 1): Cảm nhận được “những bước chân đô thị”, người con trở về ngôi nhà của mẹ. - Phần 2 (khổ 2, 3): Người con hồi tưởng những kỉ niệm thời thơ ấu khí làng quê chưa đô thị hoá. - Phần 3 (khổ 4, 5): Những suy nghĩ của người con trước cảnh làng quê dần dần đô thị hoá. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 20 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 2, SGK) Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng những kỉ niệm gì và có những cảm xúc nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài thơ Nhật kí đô thị hóa, xác định những hồi tưởng kỉ niệm và cảm xúc của người con. Lời giải chi tiết: Người con trở về “ngôi nhà của mẹ”, “nhặt được đồng xu cùn gỉ cuối sân”, hồi tưởng những kỉ niệm thời thơ ấu: cùng bạn bè chơi đánh đáo, cánh đồng những ngày ngập lụt, con chó đá đầu làng sủa trong những đêm trăng, tiếng gọi nghe buồn như củi ướt, mẹ ra bến sông vớt những câu ca chưa tan vào nước,... Hồi tưởng những kỉ niệm này, người con có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: vừa như được sống lại những ngày vui tươi, hồn nhiên bên bạn bè với những trò chơi của con trẻ, vừa nặng trĩu nỗi buồn khi nhớ lại những ngày tháng đói nghèo, buồn tủi và hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn. Những kỉ niệm ấy có sức ám ảnh lớn đến nỗi chỉ nhìn một đồng xu sót lại từ những năm tháng xa xưa mà cả quá khứ buồn vui đều sống dậy trong tâm trí của người con. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 20 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Trước “những bước chân đô thị”, người con có suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài thơ Nhật kí đô thị hóa, xác định cảm xúc của người con. Lời giải chi tiết: “Những bước chân đô thị” đã khiến làng quê có những thay đổi - mặc dù quang cảnh thị thành mới đang được “thai nghén”. Trước hiện tượng này, người con nhận thấy mọi người “còn ngơ ngác”, còn mình vẫn “e dè”. Biết rằng đô thị hoá là quy luật, là điều không tránh khỏi nhưng người con vẫn muốn làng quê giữ được nét bình dị, thân thuộc như xưa. Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 20 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Nhà văn Tạ Duy Anh đã viết cuốn sách Làng quê đang biến mất? (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014). Từ bài thơ Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn), kết hợp với hiểu biết của em và suy nghĩ được gợi ra từ nhan đề cuốn sách của nhà văn Tạ Duy Anh, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) để bày tỏ quan điểm của em về vấn đề: “Phải chăng làng quê đang biến mất?”. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài thơ Nhật kí đô thị hóa, nhan đề Làng quê đang biến mất?, bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: “Phải chăng làng quê đang biến mất?”. Lời giải chi tiết: Đất nước ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí “diện mạo” của đất nước cũng dần thay đổi. Phải chăng điều đó cũng đang làm cho “diện mạo” của làng quê trở nên biến mất? Chúng ta có thể thấy môi trường văn hóa của chúng ta hiện đang bị ô nhiễm, bị hủy hoại vô cùng nặng nề. Và chính từ đó mà hàng loạt những hiện tượng quái dị được sinh ra, xã hội phải đối mặt với rất nhiều nan đề khác, khi mà những thảo thơm, vị tha, nhân hậu, trung thực…, những nét đẹp nhất của nhân cách Việt, được xây dựng và vun đắp qua ngàn đời trong cái nôi văn hóa Việt, đang bị dồn ép, bị truy sát đến cùng bởi những tham lam, ích kỷ, hung bạo, giả dối… Bên cạnh đó việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau làm cho giá trị truyền thống tốt đẹp của làng quê cũng dần trở nên mai một và mất dần đi. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Quảng cáo
|