Giải Bài tập đọc hiểu: Đình công và nổi dậy trang 39 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều

Dựa vào nội dung giới thiệu kịch Kim tiền ở mục 1. Chuẩn bị (SGK, trang 93), hãy nêu đặc điểm của thể loại bi kịch thể hiện qua nội dung của vở kịch này.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Dựa vào nội dung giới thiệu kịch Kim tiền ở mục 1. Chuẩn bị (SGK, trang 93), hãy nêu đặc điểm của thể loại bi kịch thể hiện qua nội dung của vở kịch này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78

Lời giải chi tiết:

Từ nội dung giới thiệu kịch Kim tiền trong SGK, có thể nêu đặc điểm của thể loại bi kịch:

- Thứ nhất, đề tài vở kịch viết về câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm. Câu chuyện xoay quanh sự việc buồn về cuộc đời nhân vật Trần Thiết Chung: từ chỗ là một người coi thường tiền bạc, vật chất, trọng danh dự, phẩm giá,... đến chỗ bị tiền chi phối, trở thành ông chủ mà tham lam, gia đình tan nát và cuối cùng chết vì tiền.

- Thứ hai, xung đột trong vở kịch thể hiện ở cả hai loại:

+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế: Độ là xung đột, mâu thuẫn giữa cuộc sống vật chất (tiền bạc) với cuộc sống hạnh phúc của gia đình, xã hội,...

+ Xung đột nằm trong chính nhân vật: Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật Trần Thiết Chung khi còn trẻ, chưa bị tha hoá bởi đồng tiền với phần bóng tối của cuộc sống nợ nần, cơm áo ghì sát đất trong nội tâm nhân vật.

+ Kết thúc câu chuyện đầy các xung đột bi kịch: gia đình đảo lộn, con bóp cổ mẹ kế, những người nổi dậy giết ông chủ mỏ Trần Thiết Chung,...

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Trả lời câu 2 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78

Lời giải chi tiết:

Để biết bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện, cần chú ý:

- Các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong văn bản); ví dụ: Bỗng có tiếng nói léo xéo, tiếng giày chạy thình thịch lên cầu thang, rồi cửa phía buồng kế toán mở bung ra. Người loong toong mặt cắt không ra một hột máu, hớt hơ hớt hải chạy vào, nhìn về phía bàn giấy không có ai, liền chạy thẳng đến cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.

Lời thoại của nhân vật; ví dụ, chi tiết ông Chung gọi điện cho đồn lính Tây như: “Tôi đây... tôi là ông Chung, chủ mỏ Tiêu Giao đây... Vâng... cu li ở mỏ tôi nó nổi loạn... Nó đương kéo nhau phá nhà kho... Vâng... nguy cấp vô cùng, quan đi vắng thì ông cứ cho ngay ông quản đem ngay lính lại dẹp bọn cu li giúp tôi... Vâng... nếu chờ quan thì chậm quá... có thể nguy đến tính mệnh chúng tôi mất... Vâng, ông giúp chúng tôi, không bao giờ chúng tôi dám quên ơn... Vâng... hai chục người mới được... A lô! A lô! A lô!...”.

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung qua thái độ, lời thoại và hành động,...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chỉ ra thái độ, lời nói, hành động của nhân vật… rồi rút ra nhận xét về tính cách.

Lời giải chi tiết:

Thái độ của nhân vật trong kịch đều thông qua hành động và ngôn ngữ (lời thoại). Nhân vật Trần Thiết Chung hiện lên trong đoạn trích là một ông chủ mỏ luôn bình tĩnh, cứng rắn. Điều đó được thể hiện qua các lời thoại và hành động như:

- Lời thoại:

+ Nói với bà Ba: “Lính ở đồn đến bây giờ, không sợ.”, “Ô hay, sợ cái gì... Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì... Có súng đây, sợ gì...”,

+ Hoặc đối thoại với những người nổi loạn: “Nếu ai không nghe lời, còn đứng làng vàng ở ngoài đường, lính ở đồn xuống ngay bây giờ, tôi sẽ hạ lệnh bắn về tội phiến loạn.......

- Hành động: gọi điện cho đồn lính khố xanh, ra lệnh chặn cửa, giằng tay bà đi ra chỗ cửa sổ, để khẩu súng lục một bên, chống hai tay thắng ra, ghé đầu ra ngoài nhìn xuống,…

Câu 4

Trả lời câu 4 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 4, SGK) Qua đoạn trích, hãy nhận xét cách xây dựng diễn biến xung đột của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chỉ ra diễn biến xung đột của kịch. 

Lời giải chi tiết:

Diễn biến xung đột trong đoạn trích được xây dựng theo hướng ngày càng căng thẳng, bất ngờ.

- Ban đầu: Sau khi được loong toong báo có nổi loạn, bên ngoài xa xa có tiếng hò reo, lúc rõ, lúc không rõ, tuỳ theo gió thổi, Trần Thiết Chung gọi điện thoại nhờ đồn Tây giúp.

- Trong khi ông nói tê-lê-phôn, tiếng ồn ào càng ngày càng to hơn, bà Ba nhìn ông rồi lại nhìn ra cửa.

- “Bà Ba (Đương nhìn qua cửa sổ bỗng kêu rú lên) – Mình ơi, nó kéo đổ cột dây thép... mình gọi mau lên, đổ rồi!”.

- Ông Chung sai loong trong chặn cửa: “Này, này! Anh kéo thêm bàn ghế mà chặn thêm vào nữa, nghe không! Mau lên!... Mau lên!”.

- Ông nói rồi lại bàn giấy, kéo ngăn kéo, lấy ra một khẩu súng lục và giơ ra.

- Khi quân nổi loạn đốt nhà kho: “Bà Ba (Bỗng kêu to lên) – Mình ơi! Khói! Khói ở đằng nhà kho... Thôi chết rồi, chúng nó đốt nhà kho, mình ơi!”.

- Trần Thiết Chung buộc phải ra cửa sổ đối thoại với những người nổi dậy, đã bị thương và chết.

- Kết thúc bất ngờ: Cả Bích nhảy vào bóp cổ bà Ba và mở két tủ, những người nổi dậy phá tung cửa xông vào.

Câu 5

Trả lời câu 5 trang 39 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Dẫn ra một số chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích và phân tích tác dụng của các chỉ dẫn đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đưa ra chỉ dẫn sân khấu, phân tích tác dụng của các chỉ dẫn

Lời giải chi tiết:

- Một số chỉ dẫn sân khấu như: “Có tiếng giày ở trong buồng…”; “Bỗng kêu to lên”; “Ông nói rồi lại bàn giấy kéo ngăn kéo…” …

- Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho vở kịch, giúp vở kịch trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.

Câu 6

Trả lời câu 6 trang 40 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Đọc đoạn trích sau (trích Đình công và nổi dậy – Vi Huyền Đắc) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tiếng ở dưới đường (Lại ồn ào hơn trước) – Anh em ơi! Ông ấy gọi lính về để bắn chết anh em... Bắn thì bắn... không sợ... Có giỏi cứ bắn chết cả đi xem nào... Anh em ơi! Đừng đợi lính đến, phá, phá cái nhà này đi cho ông... Phá... đốt... phá!

Rồi ở trong những tiếng ồn ào bỗng có tiếng nổ to hơn. Dứt tiếng nổ thì thấy ông Chung giơ tay phải bưng lấy trán, còn tay trái, ông vịn vào vai bà Ba. Bà nhìn lên thấy máu ở trán ông chảy ròng ròng xuống tay ông thì kêu rú lên.

Bà Ba – Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi... (Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự. Bà cuống quýt, rờ vào chỗ vết thương, ngước mắt nhìn quanh quẩn để cầu cứu, nhưng không thấy ai. Bà lại lay ông) Ông ơi! Ông ơi! Ông ơi! Ới ông ơi! (Ông nấc lên một cái rồi xoài hẳn người ra, một tay buông thõng xuống. Bà ôm chặt lấy ông, mặt ngơ ngác như hoá điên) Ới giời ơi! Giời đất ơi! Chồng tôi chết rồi! Có ai cứu chúng tôi... Ới giời ơi! (Bà rờ trán ông, rồi lại rờ tay ông. Bà chạy đi, chạy lại, rồi lại đứng dừng lại, ngẫm nghĩ một lát. Sau vụt đến bên ông, thò tay móc túi ông, túi bên phải, túi bên trái, rồi bà rút ra một chùm chìa khoá. Bà đi ra tủ két tìm chìa khoá cho vào lỗ khóa. Ngay lúc bấy giờ, cái cửa kính phía tay phải bỗng bật tung ra, kính vỡ rơi loảng xoảng. Bà giật mình, dừng tay nhìn ra. Một người đàn ông bận đồ Tây nhảy xuống sàn. Người ấy đứng nhìn các phía rồi chạy xông lại phía tủ két. Bà Ba hình như đã nhìn rõ người đàn ông nên kêu rú lên) Cả Bích! Mày... (thì vừa bị người đàn ông nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ. [...] Cả Bích, vì chính người đàn ông ấy là cả Bích, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ. Cả Bích vừa xoay cái chìa thì có tiếng rầm rộ ở buồng kế toán. Cửa bị phá tung ra. Kẻ xẻng, người cuốc, kẻ dao, người gây ùa vào). [...]

Màn hạ thật nhanh.”

a) Nhận biết và dẫn ra ví dụ cụ thể của các yếu tố: tên nhân vật, lời nhân vật, chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích trên.

b) Điều gì khiến người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy bất ngờ nhất.

c) Trong đoạn trích trên, vì sao tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu?

d) Em hãy hình dung về kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) Trong đoạn trích có tất cả các yếu tố: nhân vật, lời nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.

- Tên nhân vật, ví dụ: Bà Ba.

- Lời nhân vật, ví dụ: “Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi...”.

- Chỉ dẫn sân khấu, ví dụ: Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự.

b) Người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên vì diễn biến câu chuyện quá nhanh, mâu thuẫn căng thẳng giữa các nhân vật bị đẩy lên đỉnh điểm,... Chi tiết bất nhất là; lúc hỗn loạn ấy, nhân vật Cả Bích (con trai cả của Trần Thiết Chung) xuất hiện: nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ bà Ba, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ để lấy tiền...

c) Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu vì dùng lời thoại không thể tái hiện được bối cảnh và hành động của nhân vật trong tình huống rất hỗn loạn, căng thẳng mà phải thông qua các chỉ dẫn sân khấu.

d) Kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung: Gia đình ông bị nhân dân lao động đánh trả lại hết những thiệt thòi, khổ cực mà gia đình ông Chung đã bóc lột.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close